Mua hàng với giá rẻ, giá gốc vẫn luôn là mong muốn của rất nhiều người tiêu dùng. Vậy còn bạn, bạn có muốn mua hàng với giá gốc hay không? Bạn đã thật sự hiểu hết về giá gốc chưa? Giá gốc là gì? Giá gốc có những nguyên tắc và đặc trưng như thế nào? Hãy để dichvuluat.vn giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé!
Giá gốc là gì?
Giá gốc là gì?
Đối với những nhân viên bán hàng, nhân viên sale, thu ngân,…chắc hẳn sẽ không còn xa lạ gì với thuật ngữ này nữa. Giá trị của một sản phẩm được người tiêu dùng mua về được gọi là giá gốc. Giá này là giá bán ra thị trường và đã thu về lợi nhuận nhất định.
Trong tiếng anh, Historical cost có nghĩa là giá gốc. Giá gốc là giá trị ban đầu của một sản phẩm. Trong giá gốc sẽ bao gồm những loại chi phí liên quan sau: phí mua, vận chuyển, sản xuất,…cùng những chi phí khác có liên quan trực tiếp dựa theo quy định của pháp luật.
Hiểu theo cách khác, giá gốc còn là một cách gọi vốn. giá nguyên thủy. Đây là giá thực tế phát sinh khi có những giao dịch phát sinh xảy ra tại doanh nghiệp. Ngoài ra, giá gốc còn là giá cả hợp lý của sản phẩm tại thời điểm tính giá đó.
Giá gốc là giá bán ra thị trường và đã thu về lợi nhuận nhất định
Nội dung của nguyên tắc giá gốc
Nội dung của nguyên tắc giá gốc được quy định theo VAS số 1 như sau:
- Tài sản phải ghi theo giá gốc.
- Giá gốc của tài sản sẽ được tính dựa trên số tiền đã trả, phải trả của tài sản đó. Hoặc được tính dựa trên giá trị hợp lý vào đúng thời điểm mà tài sản đó được ghi nhận.
- Giá gốc tài sản sẽ không được phép thay đổi, ngoại trừ có những quy định mới trong chuẩn mực kế toán.
Chú ý về nội dung của nguyên tắc giá gốc: Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan tới vấn đề mua tài sản cố định, nguyên – vật liệu,… thì giá trị sẽ được tính theo giá gốc chứ không tính theo giá trị trường, và cộng với những chi phí khác có liên quan trước khi đưa vào sử dụng (không tính VAT).
Đặc trưng của giá gốc
Bạn đã hiểu về khái niệm giá gốc là gì, vậy đặc trưng cụ thể của giá gốc thì sao? Phải hiểu được đặc trưng của khái niệm này bạn mới có thể áp dụng vào công việc được. Vì vậy đừng bỏ qua những nội dung tiếp theo nhé!
- Hiện nay, giá gốc đều mang những đặc trưng sử dụng phổ biến ở những thời điểm khác nhau trong quá trình giao dịch mua bán dựa trên giả thuyết doanh nghiệp hoạt động liên tục. Đây là kết quả của trường phái lý thuyết thực thể, bên cạnh đó chúng phù hợp với sự thận trọng trong các nghiệp vụ kế toán.
- Giá gốc đảm bảo độ tin cậy cũng như tính khả thi tối đa nhờ có bằng chứng để chứng minh rằng giao dịch đã phát sinh và hoàn thành.
- Mặc dù vậy nhưng tại những thời điểm, hoàn cảnh nhất định, giá gốc sẽ không thể phát huy được tính hữu ích của chúng về kế toán. Một vài trường hợp ví dụ cụ thể có thể xảy ra trong doanh nghiệp như: kế toán phá sản, giải thể, hợp nhất,… Trong những trường hợp này, kế toán sẽ phải dùng các loại giá khác nhau để tính thay vì sử dụng giá gốc.
Giá gốc đảm bảo độ tin cậy cũng như tính khả thi cao
Nguyên tắc của giá gốc
Vậy nguyên tắc của giá gốc là gì? Theo nguyên tắc của giá gốc, mọi tài sản sẽ phải được kế toán dựa trên giá gốc. Giá gốc sẽ được tính dựa trên khoản tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán và đã thanh toán. Khoản tiền đó cũng có thể được tính dựa trên giá trị hợp lý của tài sản vào thời điểm chúng được ghi nhận. Sẽ không có sự thay đổi nào xảy ra nếu không có thay đổi trong quy định về chuẩn mực kế toán.
Giá gốc sẽ không hoạt động đơn lẻ, chúng hoạt động song song cùng những nguyên tắc hoạt động liên tục. Những nguyên tắc này liên có mối liên quan chặt chẽ nhất đinh với nhau. Nguyên tắc giá gốc được thực hiện hay không sẽ phụ thuộc vào việc nguyên tắc liên tục có được thực hiện hay không.
Giá gốc hoạt động song song cùng những nguyên tắc hoạt động liên tục của doanh nghiệp
Trường hợp, tổ chức doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản thì nguyên tắc giá gốc sẽ không còn hiệu lực và không được áp dụng nữa. Bởi trong hoàn cảnh này tài sản của doanh nghiệp sẽ bị đem đi bán nhằm mục đích trả nợ. Đó cũng là lý do mà mọi tài sản của doanh nghiệp sẽ đều được định giá tài sản. Lúc này, giá cả của tài sản sẽ được tính dựa trên tình hình thị trường thời điểm đó. Thường thì vào thời điểm này, giá trị tài sản sẽ không cao như tài sản gốc nữa bởi tài sản sẽ được tính theo thị trường thời điểm đó. Chính vì vậy, nguyên tắc giá gốc sẽ được thực hiện song song với sự liên tục của các hoạt động.
Trên đây là tất cả những thông tin về giá gốc mà dichvuluat.vn muốn cung cấp cho bạn đọc. Mong rằng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn, có cái nhìn tổng quát về giá gốc là gì? Những đặc trưng và nguyên tắc trong giá gốc. Chúc bạn sẽ luôn thành công và hạnh phúc.