Điện trở dán là một linh kiện điện tử được dùng khá phổ biến hiện nay. Thế nhưng, liệu bạn đã biết điện trở dán là gì? Kích thước và cách đọc điện trở dán như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.
Điện trở dán là gì?
Chúng ta đã quá quen thuộc với điện trở, một linh kiện điện tử thụ động có tác dụng cản trở dòng điện. Điện trở có vai trò quan trọng và xuất hiện trong hầu hết các mạch điện.
Điện trở dán còn được gọi là SMD (surface-mount device) là một loại điện trở có thể dán trên bo mạch. Nó được gắn cố định trên bo mạch chủ nên không thể tháo rời.
Kích thước của điện trở dán là bao nhiêu?
Các loại điện trở dán có kích thước và hình dáng được tiêu chuẩn hóa và chủ yếu tuân thủ theo tiêu chuẩn của JEDEC.
Kích thước của điện trở dán sẽ được biểu thị bằng mã số in trên bề mặt. Mã số này chứa cả chiều rộng, chiều dài và chiều cao của điện trở dán. Đơn vị đo của mã số này được tính theo mm hoặc inch theo bảng quy đổi dưới đây.
Cách đọc điện trở dán
Đối với điện trở thông thường sẽ được đọc theo vạch màu. Tuy nhiên, do điện trở dán là kích thước của điện trở dán có kích thước khá nhỏ nên không thể in mã màu đọc giá trị được. Vì vậy, điện trở dán có mã riêng để xác định giá trị. Mã phổ biến nhất là hệ thống 3 và 4 chữ số và mã EIA-96 của Electronic Industries Alliance tạo ra.
Cách đọc điện trở dán theo hệ thống ba và bốn chữ số
Trường hợp có 3 chữ số
- Hai chữ số đầu tiên là giá trị thực của điện trở
- Chữ số thứ ba là số mũ của mười
Ví dụ: Một điện trở dán có ký hiệu là 224 thì giá trị của điện trở sẽ là 22 x 10^4 = 220000Ω tức là 220 KΩ.
Đối với điện trở dán có giá trị dưới 100Ω thì số thứ ba sẽ có giá trị bằng 0. Một số trường hợp người ta chỉ ghi 2 chữ số đầu để hạn chế nhầm lẫn.
Ví dụ: Điện trở dán có ký hiệu 880 thì có giá trị 88 x 10^0 = 88Ω
Trường hợp điện trở dán có 4 chữ số
Khi đó, cách đọc giá trị điện trở dán như sau:
- Ba chữ số đầu tiên là giá trị thực
- Chữ số thứ tư là số mũ của mười
Ví dụ: Một điện trở dán có ký hiệu là 1001 thì giá trị của điện trở này sẽ là 100 x 10^1 = 1000Ω hay 1KΩ.
Đặc biệt, khi điện trở dán có giá trị lớn hơn 1000Ω thì được ký hiệu chữ K. Điện trở dán có giá trị lớn hơn 1.000.000Ω thì được ký hiệu chữ M.
Cách đọc giá trị điện trở dán theo EIA-96
Điện trở dán ngày càng có đọc chính xác cao hơn với kích thước cũng nhỏ hơn. Vì vậy, hệ thống EIA-96 ra đời để đảm bảo việc xác định giá trị điện trở SMD trở nên dễ dàng hơn. Trong hệ thống EIA-96 sẽ hướng đến những điện trở có sai số 1%. Bạn có thể tham khảo bảng đọc giá trị dưới đây.
Các bước đọc theo hệ thống EIA-96 như sau:
- Đầu tiên, bạn đọc giá trị thực của điện trở theo mã ở bên trái.
- Tiếp theo, bạn đối chiếu ký tự ở bảng bên phải để xác định hệ số nhân.
Ví dụ: Một điện trở SMD có giá trị 96C thì sẽ có giá trị:
- 96 tương ứng với giá trị 976
- C tương ứng với 100
-> Giá trị của điện trở là 976 x 100 = 97600Ω ± 1%.
Một số lưu ý khi đọc điện trở dán:
- Nếu trong ký hiệu có chữ số bị gạch ngang bên dưới thì đó là biểu thị thay cho chữ R (biểu thị dấu thập phân). Một số nhà sản xuất còn gạch chân cả 3 chữ số hoặc gạch ngang ở bên trên chữ số.
- Nếu trong điện trở dán có ký hiệu M ở giữa các chữ số thì biểu thị cho miliOhm. Ví dụ 2M2 = 2,2mΩ.
Thiết bị đo điện trở dán
Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng chúng ta cũng có thiết bị để đo điện trở dán trong mạch, đó là nhíp đo linh kiện dán SMD.
Một số loại thiết bị đo linh kiện SMD đó là:
- Nhíp đo linh kiện dán SMD Siborg ST5S
- Nhíp đo LCR Bluetooth ST5S-BT2
- Thiết bị đo linh kiện SMD Siborg LCR-Reader-MPA
- Đồng hồ đo linh kiện Siborg LCR-Reader
Bạn có thể tìm hiểu thông số và cách sử dụng những thiết bị này qua các trang mạng.
Trên đây là những thông tin về điện trở dán – một linh kiện điện tử được dùng khá phổ biến hiện nay. Mong rằng bài viết đã giải đáp cho bạn được nhiều thắc mắc xoay quanh linh kiện này.