Tại các tổ chức, ngân hàng trong hoạt động tài chính tránh khỏi những rủi ro đáng tiếc như Lãi suất vay, gia tài,….Và ALM chính là một trong những giải pháp giúp hỗ trợ kiểm soát và phân tích những rủi ro có thể đến bất chợt. Vậy cùng tìm hiểu rõ hơn ở bài viết sau về ALM là gì? và những điều cần biết khi ứng tuyển chuyên viên ALM nhé!
Đôi nét về ALM
ALM là gì?
ALM (Asset and liability management) là nghiệp vụ quản lý rủi ro tại một tổ chức, ngân hàng, xuất phát từ sự mất cân xứng, không trùng hợp giữa các mục như nợ phải trả và tài sản. Đây là yếu tố đứng giữa việc quản lý các rủi ro và lập kế hoạch chiến lược. ALM sẽ tập trung nhiều hơn vào mục đích dài hạn, tối đa hóa tài sản.
Khung ALM gồm những gì?
Để có thể đạt được 2 mục đích của ALM là đảm bảo khả năng hoạt động lâu dài của tổ chức tài chính và có thể đưa ra quyết định tạo ra lợi nhuận. Dưới đây là những yêu cầu không thể thiếu mà ALM cần phải đạt:
Kiểm soát rủi ro lãi suất
ALM cần phải đảm bảo được rủi ro sẽ nằm ở mức an toàn và có thể quản lý được chênh lệch định giá, lãi thuần,…..
Đảm bảo nguồn vốn
ALM cần đảm bảo mức độ an toàn vốn của ngân hàng thương mại trong mức độ an toàn ( Capital buffer, CAR, CET1,….)
Đảm bảo tính thanh khoản
ALM cần đảm bảo khả năng thanh toán trong 30 ngày và kiểm soát được sự cân bằng giữa mức dự trữ tiền tệ và dòng tiền. Mức dư nợ cũng cân bằng ở một tỷ lệ nhất định so với mức vốn huy động, khả năng duy trì thanh khoản,…
Lý do các ngân hàng, tổ chức tài chính cần có ALM?
Khi thị trường tài chính thế giới trong những năm gần đây xuất hiện nhiều biến động và sự thay đổi nhanh chóng. Các cạnh tranh về hoạt động kinh doanh liên tài sản, nợ phải trả cũng diễn ra ngày một gay gắt hơn, khiến các lãnh đạo của tổ chức tài chính trở nên áp lực hơn rất nhiều.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tổ chức tài chính sẽ phải chịu không ít các rủi ro xảy ra bất ngờ như: Rủi ro về lãi suất, tín dụng, ngoại hối, chứng khoán, cổ phiếu, rủi ro về thanh khoản,….Khiến tác động trực tiếp đến sự phát triển của tổ chức.
=> Chính vì vậy, ALM là một phần rất quan trọng, không thể thiếu trong quá trình quản trị tài chính tại bất kỳ tổ chức nào và trở thành một trong các vị trí thường xuyên được tuyển dụng trên thị trường lao động.
Xem thêm: Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Nên mua trái phiếu hay cổ phiếu công ty
Hình thức hoạt động của ALM trong hệ thống tài chính ngân hàng
Tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng, ALM sẽ hoạt động bằng cách: Phân tích rà soát và tổng hợp lại các thông tin => Từ đó đưa ra quyết định cuối cùng về cách huy động và sử dụng vốn sao cho hiệu quả.
ALM sẽ thực hiện phân tích dựa vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? => Để xây dựng mức lãi suất phù hợp và mức giá cho thành phẩm để có thể quản lý được tài sản, công nợ. Quản lý, vận hành thứ tự kinh doanh, đảm bảo kiểm soát được các rủi ro về lãi suất, rủi ro về thanh khoản
Xem thêm: Rủi ro kinh doanh là gì và làm thế nào để tránh được rủi ro?
Những điều cần biết khi ứng tuyển chuyên viên ALM
Công việc của một chuyên viên ALM ngân hàng gồm những gì?
Là một vị trí nắm giữ vai trò quan trọng trong một tổ chức, ngân hàng, chuyên viên ALM sẽ có trách nhiệm sau:
- Có trách nhiệm hỗ trợ, cung cấp kế hoạch chi tiết cho ALCO tuân theo
- Thực hiện đưa ra các giải pháp nhằm cân bằng được dòng vốn
- Tham gia vào hoạt động giao dịch như: Chứng khoán, trái phiếu, tiền tệ, vay nợ,…..
- Đánh giá, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp về tính thanh khoản, lãi suất, nhằm hạn chế các rủi ro trong khoản vay.
- Theo dõi bảng tổng hợp tài sản nợ, có
- Thực thi các dự án như FTP, ALM,…
- Có trách nhiệm quản lý thặng dư
- Tham gia các buổi huấn luyện, đào tạo nâng cao kiến thức về ALM
Những yếu tố cần có để trở thành chuyên viên ALM
Khi tình hình trong lĩnh vực ngày càng có những biến đổi lớn, các tổ chức, ngân hàng cũng đã nhanh chóng trọng dụng và đào tạo chuyên sâu hơn ALM. Đây là một vị trí công việc khá phức tạp, để có thể trở thành chuyên viên ALM bạn cần phải trang bị những điều sau:
Xem thêm: Tài khoản đối ứng là gì? Các quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản hiện nay
Kiến thức chuyên môn
- Nắm chắc kiến thức về thị trường
- Năm vững vàng về chính sách kinh tế tài chính
- Hiểu được quy trình quản trị rủi ro
- Các kiến thức về pháp luật
- …..
Kỹ năng cần thiết
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng thương lượng
- Kỹ năng mở rộng và duy trì mối quan hệ
- Kỹ năng phân tích, đánh giá
- Tư duy logic tốt
- Khả năng quan sát
- …..
=> Ngoài ra, do vị trí công việc không đơn giản nên hầu hết các tổ chức, ngân hàng thường sẽ ưu tiên những người đã có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên hoạt động trong các doanh nghiệp, công ty như: Big4, Truy thuế kiểm toán,……
Xem thêm: Deloitte Việt Nam: Kinh nghiệm làm việc công ty kiểm toán big4
Qua bài viết trên, chúng ta có thể dễ dàng thấy được chuyên viên ALM đóng vai trò rất quan trọng trong một tổ chức tài chính. Mong rằng với giải đáp ALM là gì? của News.timviec bạn sẽ phần nào hiểu hơn về công việc này, giúp ích một phần vào quyết định nghề nghiệp trong tương lai của bạn nhé. Chúc bạn thành công!