Thủy sản là gì? Có nên đầu tư phát triển ngành nghề này không?

Thủy sản là gì? Dù nghe rất thường xuyên nhưng không phải tất cả những khía cạnh liên quan đến thủy sản chúng ta đều nắm rõ. Vậy nếu bạn cũng đang quan tâm thì chắc chắn không nên bỏ qua những thông tin hữu ích bên dưới nhé!

Thủy sản là gì?

Thủy sản dùng để chỉ bao quát về tất cả những nguồn lợi, thành phẩm cung cấp cho con người từ môi trường nước.

Thủy sản đã và đang được con người tận dụng khai thác, nuôi bằng thức ăn chăn nuôi sau đó thu hoạch để sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường trong và cả ngoài nước.

Trong các loại thủy sản, phổ biến nhất mà chúng ta vẫn thường thấy là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và đánh bắt.

thuy-san-la-gi

Thủy sản và hải sản có giống nhau không? Phân loại thủy sản

Thủy sản được biết đến là những nguồn thực phẩm đem lại cho con người từ môi trường nước, bao gồm cả nước mặn, nước ngọt, nước lợ.

Bên cạnh đó thì hải sản sẽ bao gồm cụ thể hơn các loại cá biển, động vật thân mềm như: bạch tuộc, mực, tôm, nghêu, sò, ốc, hến, hàu… động vật giáp xác như: tôm, cua và tôm hùm và động vật da gai nhím biển.

thuy-san-la-gi
Phân loại thủy sản

Hiện nay, để phân loại thủy sản sẽ dựa theo đặc điểm cấu tạo, môi trường sống và khí hậu thành các nhóm như sau:

  • Nhóm cá (fish): chỉ chung các loài động vật nuôi có đặc điểm, hình dáng rõ rệt của loài cá. Chúng có thể sinh sống ở vùng nước ngọt hay nước lợ.
  • Nhóm giáp xác (crustaceans): phổ biến nhất là loài giáp xác mười chân, điển hình là tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, … và cua biển.
  • Nhóm thân mềm (molluscs): có thể kể đến các loại có vỏ vôi, hai mảnh vỏ và sinh sống ở biển như nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương và một số loài ít sống ở nước ngọt: trai, trai ngọc.
  • Nhóm rong (Seaweeds): chúng thuộc loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, với đa dạng kích thước phải được kể đến như Chlorella, Spirulina, Chaetoceros,Sargassium (Alginate), ….
  • Nhóm bò sát (Reptilies) và lưỡng cư (Amphibians): đây là những động vật bốn chân có màng ối, điển hình là cá sấu. Còn loài lưỡng cư chỉ nhóm động vật có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước như ếch, rắn, … Chúng thường được nuôi để lấy thịt, da để ứng dụng vào các ngành nghề khác nhau.

Tổng quan ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Vì sao ngành thủy sản lại phát triển mạnh những năm gần đây?

Không chỉ riêng tại Việt Nam mà ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển vì 2 lý do chính sau đây:

  • Nhu cầu sử dụng thủy sản trong ăn uống cực kỳ lớn mới đủ đảm bảo nguồn cung phục vụ cho con người.
  • Thị trường nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp thực phẩm và các mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Vai trò của ngành thủy sản trong phát triển kinh tế

thuy-san-la-gi
Vai trò của ngành thủy sản
  • Thuỷ sản là một trong những ngành chủ chốt tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp.
  • Đối với nền kinh tế quốc dân, nó đã góp phần đảm bảo duy trì tốt nguồn thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ bổ sung thêm các chất dinh dưỡng đa dạng cho món ăn.
  • Theo như thống kê, ngành thủy sản đã trực tiếp cũng như gián tiếp tác động lớn đến đời sống của hơn hàng chục triệu người đang phát triển phụ thuộc vào lĩnh vực này.

Lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

So với các nước khác trên thế giới, Việt Nam có nhiều ngư trường, trong đó có hơn 4 ngư trường trọng điểm là: Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường Vịnh Bắc Bộ) và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Không chỉ ngư trường mà dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn… rất thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ.

Đặc biệt, hải đảo và vùng vịnh là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế. Bên cạnh đó còn có nhiều hệ thống sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng mà người dân có thể tận dụng nuôi thải cá, tôm nước ngọt.

Ngoài những gì sẵn có từ thiên nhiên, với kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của ngư dân Việt Nam kết hợp cùng tàu thuyền với nhiều công nghệ tiên tiến hơn là những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản.

Chưa dừng lại ở thị trường trong nước, các khu vực nước bạn như châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ… cũng ngày càng có nhu cầu cao về các mặt hàng thủy trong những năm gần đây nên rất dễ dàng trong việc xuất khẩu thực phẩm.

thuy-san-la-gi
Xe nâng của Công nghệ Sài Gòn

Sau khi thấy được những tiềm năng mà ngành nghề này mang lại, những ai có hứng thú đầu tư vào thủy sản cũng đừng quên trang bị các loại xe nâng nhập khẩu chính hãng.

Các dòng xe nâng này sẽ giúp ích cho các ngư dân trong việc vận chuyển các loại cá, tôm… mang đi bán hoặc gói nhanh chóng và dễ dàng hơn mà không cần tốn quá nhiều nhân công, sức người, tiết kiệm hàng loạt chi phí.

Và Công nghiệp Sài Gòn chính là đại lý uy tín, chất lượng với mức giá thành tốt nhất trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm này. Nếu muốn có thêm nhiều thông tin, hãy truy cập vào website https://xenangnhapkhau.com/ để tham khảo thêm cũng như được tư vấn cụ thể hơn bởi đội ngũ nhân viên nhé!

Sau khi đã biết rõ thủy sản là gì cũng như tiềm năng phát triển kinh tế của ngành nghề này thì những ai đang quan tâm, mong muốn đầu tư đừng ngần ngại triển khai mà bỏ qua nhiều cơ hội tốt nhé!