Rộng Lượng Là Gì, Độ Lượng Là Gì ❤️️ 10+ Ví Dụ, Dẫn Chứng, Câu Chuyện ✅ Những Thông Tin Hay Nhất Được SCR.VN Tổng Hợp Dưới Đây.
Rộng Lượng Là Gì
Rộng lượng là gì? Rộng lượng là một tính từ chỉ những người dễ cảm thông, dễ tha thứ với người có sai sót, lầm lỡ, và cũng hết mực yêu thương con người. Nó đồng nghĩa với khoan dung, độ lượng.
Độ Lượng Là Gì
Tương tự như khái niệm rộng lượng, độ lượng là đức tính đáng quý của mỗi người. Độ lượng được hiểu là biết tha thứ cho người khác để họ có cơ hội sửa đổi cái sai của họ.
Người độ lượng thường dễ tha thứ và nhanh chóng tìm được niềm vui, đem lại cho mình sự trí dũng, có thể ngẩng cao đầu, thoát ra khỏi hoàn cảnh bế tắc.
Gửi đến bạn thông tin về ? Khoan Dung ? là gì, dẫn chứng
Ý Nghĩa Của Rộng Lượng, Độ Lượng
Xem thêm thông tin chi tiết về ý nghĩa của rộng lượng, độ lượng sau đây:
Là sự giải thoát tinh thần và mở một tia sáng trong lòng không bao giờ nguội tắt. Những người có tâm hồn độ lượng, ngoài trái tim họ luôn rộng mở mà họ còn là những người dám làm, dám chịu. Độ lượng, xét cho cùng chỉ là một kiểu thái độ đối với cuộc sống.
Độ lượng luôn song hành với những tấm lòng bao dung, một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Họ có thể thấu hiểu, tôn trọng những ý kiến và dễ dàng bỏ qua những hành vi bộc phát nhất thời của người khác…
Những Biểu Hiện Của Rộng Lượng, Độ Lượng
Những biểu hiện của rộng lượng, độ lượng phải kể đến như là:
- Dễ dàng tha thứ cho người khác khi người ấy thực sự hối cải
- Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa lỗi.
- Tôn trọng và thông cảm người khác;
SCR.VN chia sẻ thông tin ? Bao Dung Là Gì ? chi tiết nhất
10 Ví Dụ Về Rộng Lượng, Độ Lượng Hay Nhất
SCR.VN Tổng hợp 10 ví dụ về rộng lượng, độ lượng hay nhất sau đây để bạn đọc dễ dàng tham khảo:
Câu Chuyện Về Người Rộng Lượng, Độ Lượng – Mẫu 1
Có một câu chuyện, vào triều đại Khang Hi thời nhà Thanh có một đại học sĩ tên Trương Anh. Một hôm Trương Anh nhận được thư nhà, nói người nhà vì tranh giành ba thước đất (tương đương 1m), mà xảy ra tranh chấp với hàng xóm, muốn anh lợi dụng chức quyền để lo lót quan hệ, đánh thắng vụ kiện này…
Trương Anh đọc thư xong thản nhiên cười khẽ, cầm bút lên viết một lá thư, và kèm một bài thơ: “Ngàn dặm đưa thư chỉ vì tường, nhường hắn ba thước thì đã sao? Vạn lý trường thành vẫn còn đó, đâu thấy Tầng Thủy Hoàng năm xưa.”
Sau khi người nhà nhận được thư, chủ động nhường ra ba thước đất. Hàng xóm thấy vậy, cũng chủ động nhường đất, cuối cùng chỗ đó thành con hẻm sáu thước, câu chuyện hóa chiến tranh thành hòa bình này được lưu truyền đến ngày nay.
Đức Khổng Tử nói: “Người hiền thì cởi mở, còn kẻ xấu thì quan tâm đến được và mất”. Người rộng lòng cũng như quý nhân, tính tình rộng mở, có thể bao dung bất cứ ai. Không nên hẹp hòi, chỉ quan tâm đến được và mất. Giận dữ và lo lắng, làm tổn thương cơ thể …
Ví Dụ Về Rộng Lượng Tiêu Biểu – Mẫu 2
Thực tế lịch sử đã không thiếu những câu chuyện sống động và đầy thuyết phục về cách sống khoan dung, độ lượng mà người đời phải lấy đó làm bài học đối nhân xử thế.
Mọi người đều biết đến Tào Tháo, một con người nham hiểm, độc đoán và nhiều quyền lực có thể giết bất cứ ai mà ông ta muốn ở thời Tam Quốc Trung Hoa. Ấy vậy mà, Tào Tháo lại tỏ ra điềm tĩnh đến lạ kỳ trước những lời chửi mắng thậm tệ nhằm vào 3 đời nhà ông ta qua bài hịch của phe đối đầu mà Trần Lâm là người khởi thảo.
Sau một trận đánh, Trần Lâm bị Tào Tháo bắt giữ và nghĩ mình cầm chắc cái chết vì tội phỉ báng. Thật bất ngờ, Tào Tháo đã không giết Trần Lâm để trả thù mà còn khen Trần Lâm “viết văn cũng rất khá, chửi cũng rất hay” và còn tin dùng dưới trướng. Cảm kích và biết ơn sâu sắc trước tấm lòng rộng lượng của Tào Tháo, Trần Lâm đã quy thuận và đã có nhiều kế sách hay giúp Tào Tháo làm được nhiều việc lớn.
Ví Dụ Về Rộng Lượng Đặc Sắc – Mẫu 3
Dưới thời nhà Trần, câu chuyện về cách chủ động giải quyết mối hiềm khích giữa Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với Thái sư Trần Quang Khải, đại diện cho 2 chi của dòng họ Trần tranh giành ngôi thứ cũng là bài học xử thế khi sẵn sàng quên đi mối tư thù để đoàn kết dòng tộc, tập hợp sức mạnh chống lại kẻ thù Nguyên Mông đang chuẩn bị xâm lăng bờ cõi nước ta lần thứ hai.
Không chọn cách đối đầu bạo lực “huynh đệ tương tàn”, Trần Quốc Tuấn đã mời Trần Quang Khải đến để trò chuyện, chơi cờ và chân tình muốn hòa hiếu, đoàn kết trong dòng họ. Trần Quốc Tuấn đã sai người nấu lá thơm và tự mình tắm cho Trần Quang Khải trong niềm vui cảm thông, gắn bó tình anh em cốt nhục.
Việc làm ấy của Trần Quốc Tuấn đã xóa đi hiềm khích giữa hai người, giữa hai chi trong dòng họ, quên đi thù nhà để đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Cách giải quyết mâu thuẫn có lý, có tình và đầy lòng khoan dung của Trần Quốc Tuấn đã tập hợp được sức mạnh nội tộc, tạo thành niềm tin cho quân sĩ trong cuộc quyết chiến với giặc Nguyên Mông, đem lại độc lập, thái bình cho đất nước.
Ví Dụ Về Rộng Lượng Ấn Tượng – Mẫu 4
Dương Vạn Lý là một thi nhân nổi tiếng thời Nam Tống. Vợ của ông gọi là La phu nhân. Năm đó bà đã hơn 70 tuổi. Mùa đông giá rét, La phu nhân thức dậy từ rất sớm, xuống bếp nấu cơm cho gia nhân và những người giúp việc ăn, sau đó mới để họ làm việc.
Thấy vậy, con của La phu nhân đã ra sức khuyên can, nói: “Trời lạnh như vậy, sao mẹ phải tự làm khổ mình? Mẹ gọi người hầu đi làm, để mẹ ngủ thêm một chút có tốt hơn không?”.
La phu nhân nghe xong lời khuyên của con thì ôn tồn nói: “A hoàn hay nô bộc cũng đều là con người, có cha mẹ sinh ra, cũng là con cái nhà người ta đấy con à. Sáng sớm, trời rét, mẹ thức dậy nấu cơm để họ có thể ăn cho ấm bụng, sau đó làm việc mới tốt”.
Ví Dụ Về Rộng Lượng Chọn Lọc – Mẫu 5
Chuyện kể rằng, trên chuyến xe khách đường dài nọ có một hành khách nữ vì không tìm được chỗ ngồi nên phải đứng ở giữa xe.
Khi xe đến đoạn quành gấp khúc trên đường núi, cả xe nghiêng ngả, nữ hành khách cũng mất đà loạng choạng.
Lúc đó, cô cảm thấy như có người đụng phải người mình một cái, rồi sau đó phát hiện ví tiền không còn nữa, liền lớn tiếng hô mất trộm.
Biết chuyện, nhân viên bán vé trên xe khi ấy không giục tài xế lái xe đến đồn công an gần đó mà nói với tất cả hành khách rằng:
“Cuộc sống không dễ dàng gì, tiền bạc không phải ai cũng dư dả. Mong người nhanh tay này rộng lòng phối hợp, hãy để túi tiền xuống sàn. Trước mặt sắp phải đi qua một đường hầm, sẽ không ai nhìn thấy hay biết bạn là ai. Nếu như chỉ vì chuyện này mà bị tuyên phán hai năm tù, thì quả thật là không đáng“.
Thật bất ngờ, sau khi chiếc xe chạy qua đường hầm tối đen, ví tiền đã trở về tay của nữ hành khách kia. Cách xử lý của người bán vé vô cùng thông minh, nhưng cũng chính là xuất phát từ lòng khoan dung độ lượng.
Mời bạn xem nhiều hơn ? Vị Tha Là Gì ? ý nghĩa
Ví Dụ Về Rộng Lượng, Độ Lượng Ý Nghĩa – Mẫu 6
Có một vị thiền sư trú trong túp lều tranh ở trên núi, một buổi tối khi nhà sư trở về, ông trông thấy một tên trộm đang ở trong và lục tìm quanh chiếc túp lều tranh của mình nhưng tìm không được vật gì cả. Sợ tên trộm kinh động mà bỏ chạy, ngài thiền sư cởi bỏ chiếc áo ngoài đang mặc trên người của mình ra và đứng ở ngoài cửa mà đợi hắn.
Tên trộm không tìm được gì, thất vọng bỏ ra thì gặp ngay thiền sư, hắn hốt hoảng nhưng thiền sư lại nói: “Anh bạn, anh đã vất vả lên núi thăm tôi, tôi không đành lòng để anh về tay không, đêm khuya rồi, khoác chiếc áo này mà về cho đỡ lạnh”. Nói xong ngài đưa chiếc áo cho tên trộm.
Hắn xấu hổ, cúi gằm mặt, chạy thẳng xuống núi. Thiền sư nhìn người kia đi xa dần, trong lòng nghĩ muốn tặng cho anh ta cả vầng trăng để chiếu sáng con đường cho anh ta xuống núi. Mấy hôm sau, khi thiền sư ngủ dậy ra khỏi túp lều thì nhìn thấy chiếc áo mà ngài tặng cho tên trộm mấy hôm trước được xếp ngay ngắn đặt trước cửa, thiền sư vui vẻ nói: “ Cuối cùng thì ta cũng đã tặng anh ta cả vầng trăng sáng rồi”.
Ví Dụ Về Rộng Lượng Ngắn Hay – Mẫu 7
Trong thiền viện của thiền sư Tiên Nhai, có một vị học tăng rất ham chơi, vị này không chịu nổi cái cảnh vắng lặng yên bình của chốn thiền môn. Vào những buổi tối vị tăng sinh này thường ra vách tường sau chùa, đặt một cái ghế để leo qua tường ra bên ngoài chơi.
Sau khi thiền sư biết được, ngài không nói với ai. Một lần, vị tăng sinh này trèo tường trốn đi chơi, ngài đi theo phía sau và đem chiếc ghế để qua một bên rồi ngồi vào chỗ đó đợi vị học tăng trở về.
Đêm khuya vắng vẻ, vị học tăng trở về, không biết chiếc ghế đã bị di chuyển nên vẫn leo qua vách tường và thò chân xuống ghế như mọi khi để vào chùa, nhưng khi vừa đặt chân xuống thì cảm thấy chiếc ghế dưới chân mình sao mềm mại là lạ, cúi xuống nhìn thì hoá ra mình đang đứng trên vai vị thiền sư thầy mình.
Lập tức vị học tăng hồn bay phách tán quỳ xuống nói không ra lời. Thiền sư liền đỡ vị học tăng đứng lên và nhẹ nhàng nói: “Đêm khuya sương nhiều, cẩn thận chứ ướt lạnh hãy nhanh vào phòng nghỉ ngơi.”
Sau khi về phòng vị tăng sinh cứ phập phồng lo sợ không yên, trắng đêm không ngủ, lo sợ thiền sư sẽ trách phạt mình trước mặt đại chúng.
Nhưng sự việc thì ngược lại, cứ ngày ngày trôi qua, thiền sư không nhắc đến chuyện, cũng không nói cho ai biết. Vị tăng trẻ tự trong lòng cảm thấy rất hổ thẹn vô cùng, từ đó về sau không dám trốn ra ngoài chơi mà quyết chí tu học, cuối cùng trở thành một vị tăng nổi tiếng đương thời.
Ví Dụ Về Rộng Lượng Hay – Mẫu 8
Một trong những tấm gương sáng về lòng khoan dung mà rất quen thuộc với mỗi đồng bào Việt Nam, đó là Bác Hồ. Khoan dung, nhân ái Bác biểu hiện ở lòng yêu thương mênh mông, sâu sắc đối với con người, ở niềm tin vào phần tốt đẹp, phần thiện trong mỗi con người, dù nhất thời họ có lầm lạc, từ đó Người nhắc nhở chúng ta “Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải dùng tình thân ái mà cảm hóa họ”.
Đối với những quan lại cũ, cả với những người từng có nợ máu với cách mạng, Người cũng khuyên “không nên đào bới những chuyện cũ ra làm án mới, mà nên dùng chính sách cảm hóa, khoan dung”. Để làm được điều đó, Người nhắc nhở chúng ta phải vượt qua những thiên kiến, hẹp hòi.
Tấm lòng khoan dung, độ lượng của Bác Hồ đã làm thất bại mọi âm mưu chia rẽ của kẻ thù, đã cảm hoá được nhiều nhân sĩ, trí thức có tên tuổi, kể cả các quan lại cao cấp của chế độ cũ, một lòng một dạ đi theo cách mạng và kháng chiến, không quản ngại gian khổ, hy sinh. Nhân cách, đạo đức đáng quý của Bác đã đúc kết nên một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt ta.
Ngoài ra, trong lịch sử dân tộc từ lâu đời, lòng khoan dung là một truyền thống tốt đẹp của dân ta. Khi giặc Minh thất bại, nhân dân ta đã không diệt giặc đến cùng mà vẫn mở cho họ con đường sống, để họ trở về với cuộc sống lương thiện, để cho thấy được truyền thống nhân đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào.
Tuy nhiên, phải phân biệt giữa khoan dung và bao che. Như vậy,lòng khoan dung phải được đặt đúng lúc, đúng chỗ. Sự khoan dung, nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng mạnh mẽ hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức mỗi con người.
Ví Dụ Về Rộng Lượng, Độ Lượng Chi Tiết – Mẫu 9
Câu chuyện về một thầy giáo tìm thủ phạm lấy cắp chiếc đồng hồ là một câu chuyện nói về lòng khoan dung của một thầy giáo mà có thể rất nhiều người đã được đọc.
Trong một lớp tiểu học, bạn trai nọ đánh cắp chiếc đồng hồ của một bạn gái. Thầy bảo cả lớp đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi của tất cả học sinh và lấy chiếc đồng hồ từ trong túi bạn trai ra. Thầy đưa chiếc đồng hồ cho cả lớp thấy và trả lại cho bạn gái ấy. Thầy đã không nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ, không nói với “thủ phạm” một lời nào và cũng không đề cập chuyện đó với bất cứ ai.
Nhiều năm sau, khi được chính cậu học trò, “thủ phạm” năm xưa, nhắc lại, người thầy thố lộ: “Thầy nghĩ rằng việc lấy chiếc đồng hồ là một hành động nhất thời bồng bột của tuổi trẻ, thầy không muốn hành vi đó lưu lại trong trí nhớ của các em như một vết nhơ mà muốn đó như là một bài học để rút kinh nghiệm.
Thầy tin rằng em nào đã lấy sẽ tự biết sửa đổi để trở thành người tốt hơn. Giáo dục là làm cho con người biết hướng thiện, giáo dục không phải là sự trừng phạt!”.
Dẫn Chứng Về Rộng Lượng, Độ Lượng – Mẫu 10
Là cha của nạn nhân nhưng ông đã đối xử với hung thủ giết con mình cũng bằng tấm lòng của một người cha. Chuyện hiếm thấy này xảy ra tại phiên tòa phúc thẩm TAND tối cao ở TP.HCM hôm 8-11.
Đứng chịu tội trước tòa, cô gái có khuôn mặt rất trẻ cứ ngoái ra ngoài hành lang phòng xử. Thỉnh thoảng, đôi mắt sưng mọng, nhòe nhoẹt nước mắt của cô ánh lên nỗi xót xa khi tiếng khóc xé lòng vì khát sữa của đứa bé chỉ vừa hơn 4 tháng tuổi vọng vào.
Khi Nguyễn Thị Thùy Trang phạm tội, bị bắt giam mới biết một sinh linh bé nhỏ đang tượng hình trong mình. Để rồi đứa trẻ phải chào đời trong trại giam, phải bất đắc dĩ đồng hành cùng mẹ tới pháp đình, nơi vốn không bao giờ có bóng dáng trẻ thơ.
Con bé được bà ngoại – cũng là người đại diện cho bị cáo vì Trang chưa bước qua tuổi thành niên – dỗ dành khi mẹ nó đứng trước vành móng ngựa. Ngồi cạnh bên bà là vợ chồng ông Nguyễn Trí – cha mẹ của nạn nhân Nguyễn Thanh Tuyền, người đã chết vì nhát dao trí mạng của Trang.
Không giống như những cảnh thường thấy tại các phiên tòa khác, phía bị cáo và bị hại thường được chia làm hai “chiến tuyến”. Ở đây, nhìn thái độ ân cần, chia sẻ của hai gia đình dành cho nhau, nhiều người dự khán đã lầm tưởng họ là người thân.
Được tòa hỏi đến, sau một lúc trầm tư như đang cố nén nỗi đau, ông Trí cất giọng: “Tôi không rành về pháp lý để tranh luận với Viện kiểm sát rằng mức án đó là phù hợp hay nằm trong khung hình phạt nào. Tôi chỉ đề nghị tòa xem xét đến khía cạnh khác, vì nhân đạo mà giảm án cho Trang.
Gia đình Trang nghèo khó, cha có vợ khác nên bỏ bê con cái, còn mẹ Trang buôn bán vất vả để nuôi sống gia đình nên cũng chẳng có thời gian quan tâm đến con. Trang chỉ được học tới lớp 8 thì nghỉ. Với từng ấy năm đi học làm sao đủ để rèn luyện tính cách một con người?”.
Giải thích vì sao bào chữa xin giảm án cho người đã cầm dao đâm chết con mình, ông Trí nói: “Tôi làm cha nên tôi biết chuyện giáo dục trong gia đình rất quan trọng. Trang phạm tội vì cô bé thiếu sự quan tâm của cha mẹ nên mới xốc nổi và hành xử thiếu suy nghĩ như thế. Tôi tin rằng khi đã có con, Trang đã hiểu hơn về thiên chức của mình và biết sửa sai vì tương lai của con mình”.
Hai ông bà đã rộng lòng, kiên trì xin tòa giảm án cho Trang ngay từ phiên xử sơ thẩm. Phiên tòa phúc thẩm lần trước (hoãn vì vắng mặt mẹ Trang) cũng thấy ông bà có mặt rất sớm. Lần này cũng vậy, từ Long Thành (Đồng Nai), hai ông bà chở nhau đi từ 5g sáng vì sợ trễ giờ đến tòa.
Giờ nghị án, khuôn mặt giàn giụa nước mắt, Trang bước tới nắm tay mẹ Tuyền nói: “Con xin lỗi bác, mong gia đình thứ tội cho con!”. Mẹ Tuyền cười đôn hậu: “Gia đình bác đã tha thứ cho con rồi, con cũng đáng thương lắm. Hãy lo cải tạo tốt mà chăm sóc cho con của con nhé”.
Tìm đọc thêm ? Tha Thứ ? là gì, biểu hiện