Ahrefs được được đánh giá là một trong những công cụ SEO mạnh mẽ và phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, được rất nhiều SEOer yêu thích vì những tính năng tuyệt vời mà nó mang lại. Vậy Ahrefs là gì? Bạn đã biết cách sử dụng Ahrefs hiệu quả để tối ưu SEO chưa? Hãy cùng FPT Skillking tìm hiểu về Ahrefs và cách sử dụng công cụ SEO cực kỳ hữu ích này nhé.
Ahrefs là gì?
Ahrefs là phần mềm SEO có chứa các công cụ để xây dựng liên kết (Backlinks), phân tích đối thủ cạnh tranh, marketing, nghiên cứu các từ khóa, theo dõi thứ hạng và kiểm tra trang web.
Cũng giống như Google, Ahrefs có một lượng cơ sở dữ liệu cực kỳ lớn với lượng thông tin được cập nhập thường xuyên từ 15-30 phút/lần.
Với Ahrefs, bạn có thể tìm kiếm bất kỳ từ khóa nào và sau đó sẽ nhận lại được tất cả các trang web có đề cập tới từ khóa đó cùng số liệu SEO hữu ích kèm theo.
Ahrefs giúp được gì cho SEOer?
1. Audit backlink
Audit backlink profile là bước đầu tiên dùng để phân tích URL đối thủ. Ahrefs sẽ cung cấp một nguồn dữ liệu cực lớn giúp bạn có thể phân tích tổng thể link profile, bạn sẽ có thể biết được số lượng mà backlink trỏ về website bất kỳ, thời gian về website, backlink mới, backlink gãy,…
2. Tìm link tiềm năng
Đây là một trong số các tính năng tuyệt vời của Ahrefs giúp bạn khai thác được nhiều backlink có giá trị từ đối thủ.
Trong bài viết này, FPT Skilling sẽ hướng dẫn cho bạn không những tìm thấy backlink giá trị của đối thủ mà còn biết cách khai khác những backlink chất lượng này.
3. Nghiên cứu từ khóa
Từ khóa là một phần quan trọng của SEO nhưng không phải ai cũng có thể tự tìm ra được từ khóa tốt và hiệu quả. Chính vì vậy, Ahrefs sẽ là một trợ thủ đắc lực giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm từ khóa và khai thác ý tưởng mới.
Bước đầu tiên của quá trình này là phân tích URL của đối thủ cạnh tranh qua cách vào mục Site Explorer rồi nhập URL của đối thủ vào đó.
Tiếp theo, bạn chọn “Organic Keywords”, lúc này bạn sẽ được cung cấp rất nhiều ý tưởng mới để viết nội dung. Ngoài ra, Ahrefs cũng hỗ trợ hiển thị các chỉ số về CPC, traffic, volume tương ứng với từng từ khóa. Tuy nhiên, để có thể tìm được từ khóa phù hợp và hiệu quả, bạn cần sàng lọc thật kỹ các từ khóa trong đó.
4. Phân tích từ khóa và đối thủ
Việc tìm kiếm từ khóa tương đối đơn giản nhưng để xác định được đâu là từ khóa mục tiêu mà bạn nên khai thác để giúp cho quá trình SEO trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn thì không phải điều dễ dàng. Tuy nhiên, Ahrefs có thể giúp bạn đạt được mục tiêu với quy trình sau:
- Chọn “Keywords Explorer” trên thanh điều hướng của Ahrefs
- Dán các từ khóa mục tiêu vào tường trắng, ví dụ mình sẽ sử dụng từ “fitness” sẽ có kết quả như sau:
- Bạn nên quan tâm vào các chỉ số cần thiết như “Keyword difficulty” – đây là phần trăm chỉ số cạnh tranh của từ khóa, “Search volume” – là tổng số lượng người dùng search từ khóa, “Paid” và “Organic” nhằm đánh giá quảng cáo này có chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với kết quả tự nhiên hay không.
- Sau đó kéo xuống mục “SERP overview” và chọn “Export” để download các liên kết đang được xếp hạng cao cho keyword này.
- Mở file excel vừa tải về, chỉ để lại cột “URL”, “Backlinks”, “Referring Domains”, “URL Rating”, “Domain Rating” và “Facebook” rồi tính trung bình các chỉ số của mỗi cột.
- Cuối cùng là dán target landing page hoặc URL vào file đính kèm các chỉ số như trên. Qua đó, bạn có thể dễ dàng so sánh điểm mạnh – yếu của mình với đối thủ.
5. Theo dõi từ khóa đối thủ
Ahrefs là một công cụ rất hiệu quả để theo dõi thứ hạng từ khóa của đối thủ. Chỉ cần vào mục “Site Explorer” rồi nhập URL của đối thủ, chọn “Organic Search” -> “Organic keywords” là bạn có thể có danh sách các từ khóa mục tiêu của đối thủ rồi dùng bộ lọc để tìm ra các từ khóa tiềm năng và lên nội dung với các từ khóa này.
6. Theo dõi tổng organic visibility
Một yếu tố quan trọng khác trong SEO chính là KPI – traffic organic được tính theo nguồn dữ liệu của Google Analytics, nó liên quan tới tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp. Ngoài ra bạn còn có thể xem dữ liệu từ “Total Organic Keyword” từ Ahrefs để có cái nhìn cụ thể hơn.
7. Quản lý thương hiệu
Một tính năng đặc biệt của Ahrefs là cho phép bạn thiết lập thông báo mỗi khi có người tìm kiếm từ khóa của bạn. Ahrefs sẽ thống kê và trả về kết quả một cách nhanh chóng. Nhờ đó, bạn có thể quản lý doanh nghiệp và mối quan hệ với khách hàng dễ dàng, hiệu quả hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về khóa học Digital Marketing Full-stack tại FPT Skillking đê giúp bạn học hỏi nhiều hơn các kiến thức về Ahrefs
8. Site Audit
Đây là công cụ tuyệt vời giúp bạn có thể phát hiện nhanh chóng và giải quyết kịp thời các vấn đề về kỹ thuật của trang web.
Các thuật ngữ bạn cần biết trong Ahrefs
1. Keyword difficulty (KD)
Là chỉ số hiển thị độ khó đối với một từ khóa được dựa theo thang điểm tính từ 1-100 để đánh giá về khả năng xếp hạng của từ khóa trên Google. Nó sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố như mức độ cạnh tranh, số lượng, chi phí mỗi lần click chuột,….
2. Organic Keywords/ Organic Traffic/ Organic Search
-
Organic Keywords
Organic Keywords trong Ahrefs là toàn bộ những từ khóa mà khi khách hàng search và website của bạn có trong kết quả tìm kiếm. Nó còn là từ khóa giúp thu hút lưu lượng người dùng truy cập tự nhiên vào website thông qua tối ưu hóa từ các công cụ tìm kiếm. Số lượng Organic Keywords càng nhiều thì chứng tỏ nội dung mà bạn tối ưu đa dạng, khả năng mang đến traffic càng cao.
-
Organic Traffic
Organic Traffic chính là nguồn truy cập miễn phí của khách hàng vào website của bạn thông qua các bảng xếp hạng tìm kiếm. Đây cũng là một chỉ số rất quan trọng giúp tăng thứ hạng của từ khóa, thứ hạng càng cao sẽ càng tăng độ uy tín cho trang web và tăng lưu lượng truy cập của khách hàng.
-
Organic Search
Organic Search hiển thị các lưu lượng truy cập tự nhiên từ quá trình tìm kiếm của người dùng, nó phản ánh thứ hạng của Website và hiệu quả của quá trình SEO
3. UR là gì?
UR hay còn gọi là URL Rating được dùng để đánh giá độ tin cậy của một URL nào đó có xếp hạng cao trên Google và nó trực tiếp dựa vào chất lượng của Backlink. Trong dữ liệu mà Ahrefs tìm được, UR được đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 tới 100, được gọi là chỉ số UR. Chỉ số UR càng cao thì website của bạn sẽ có khả năng được xếp hạng cao trên Google là càng lớn.
4. Domain Rating (DR)
Domain Rating là số liệu cho thấy độ tin cậy và phổ biến của một website cụ thể so với tất cả các trang web khác với thang điểm từ 1-100. Chỉ số này tính điểm chủ yếu được tính trên offpage SEO chứ không dựa vào onpage SEO. DR được đánh giá dựa trên toàn bộ website nên sẽ có mức độ chính xác thấp hơn so với UR trên Google Ranking. Nên nếu bạn gặp những website có chỉ số DR cao thì vẫn có thể yên tâm nếu như bạn có nhiều link chất lượng về trang của mình.
5. Referring Domains là gì?
Referring Domains được hiểu là các miền có URL trỏ về trang web của bạn, và nó chỉ được tính 1 lần duy nhất. Tỷ lệ backlink cần phải cân đối với tỷ lệ DR và tỷ lệ càng thấp thì trang web của bạn sẽ càng được đánh giá cao
6. Ahrefs Rank (AR)
Ahrefs Rank là công cụ xếp hạng Alexa của Ahrefs, thể hiện xếp hạng của website dựa vào số lượng và chất lượng backlink về trang web đó. Chỉ số ahrefs rank càng thấp thì xếp hạng của website của bạn càng cao.
7. Keyword Search Volume
Keyword search volume hiển thị số lượng tìm kiếm của một từ khóa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Volume tìm kiếm của một từ khóa là một chỉ số rất quan trọng cần quan tâm khi nghiên cứu từ khóa, nó sẽ giúp bạn theo dõi xu hướng tìm kiếm của từ khóa, các nội dung nổi bật hay ước tính lưu lượng truy cập của từ khóa.
8. Return Rate (RR)
Return rate cho biết mức độ thường xuyên của một người search một từ khóa nào đó trong thời gian khoảng 30 ngày. Đây được xem là một tính năng nổi bật của Ahrefs mà chưa có công cụ SEO nào có được.
9. Clicks
Chỉ số Clicks là số lượt click trên mỗi tìm kiếm. Nhưng không phải với bất kì lần tìm kiếm nào cũng đem lại lượt click. Ví dụ như mọi người tìm kiếm trên Google rất nhiều “tuổi của Bill Gates” nhưng không cần click vào bất kì kết quả nào mà vẫn có được câu trả lời.
Do vậy, khoảng cách giữa số lượng người dùng tìm kiếm và số lần click vào kết quả ngày càng lớn. Nhờ chỉ số Clicks mà ta có thể biết được mọi người có click vào bất cứ kết quả nào sau khi tìm kiếm hay không.
10. Cost Per Click (CPC)
Cost Per Click (viết tắt là CPC) là chi phí trung bình cho mỗi lần người dùng click vào quảng cáo của bạn. CPC là một con số động, có nhiều nhà quảng cáo có thể trả phí cho mỗi lần nhấp chuột nhiều hơn so với các nhà quảng cáo khác, tùy vào ngân sách hoặc thứ mà họ muốn quảng cáo.
11. Traffic Value
Traffic Value là một chỉ số của Ahrefs ước tính chi phí bạn cần trả cho lượng truy cập tự nhiên vào trang web của bạn, được xác định dựa theo chỉ số CPC từ Google Adwords.
Traffic Value càng cao thì web càng có giá trị. Web nào mà nhiều traffic nhưng value thấp nghĩa là web đó là dạng tin tức tổng hợp. Ngược lại, chỉ số Value cao thì web đó đang đứng top có những từ khóa rất chất lượng.
12. Sự khác biệt của Live/ Fresh Index
Live/ Fresh Index là hai cách hiển thị kết quả của Ahrefs dựa vào sự tồn tại của liên kết.
- Live Index: Tất cả các liên kết còn tồn tại trong lần cuối cùng mà Ahrefs thu thập.
- Fresh Index: Tất cả các liên kết còn tồn tại trong 3-4 tháng cuối, bao gồm cả các liên kết đã mất khi Ahrefs thu thập trong lần cuối cùng.
Chi phí Ahrefs
Ahrefs cung cấp nhiều gói để người mua lựa chọn bao gồm đầy đủ các tính năng và được phân thành 4 cấp độ:
- Gói Lite: 99$/ tháng
- Gói Standard: 179$/ tháng
- Gói Advanced: 399$/ tháng
- Gói Agency: 999$/ tháng
Có thể thấy, định giá của Ahrefs là không hề rẻ. Do vậy, bạn cần xem xét và cân nhắc kỹ trước khi mua tài khoản Ahrefs sao cho chi phí bỏ ra là ít nhất mà vẫn đem lại hiệu quả cao nhất cho dự án SEO của bạn.
??? Tìm hiểu thêm về: Khóa học Digital Marketing Hà Nội danh tiếng và chất lượng
Cách sử dụng Ahrefs
1. Tìm kiếm từ khóa bằng Ahrefs
- Bước 1: Phân tích URL đối thủ trong Site Explorer
Khi bạn đã lựa chọn được URL của đối thủ cạnh tranh, hãy nhập URL vào Site Explorer
- Bước 2: Vào phần Organic Keywords
- Bước 3: Sử dụng bộ lọc
Bạn cần sàng lọc các từ khóa chất lượng, phù hợp để viết nội dung. Một gợi ý nhỏ là bạn hãy tìm những từ khóa có chỉ số volume từ 100 – 1000, đây là những keyword cực kỳ tốt, có ít đối thủ cạnh tranh hơn.
- Bước 4: Theo dõi các từ khóa mới từ đối thủ cạnh tranh
Bạn cần theo dõi kỹ các từ khóa mới mà đối thủ đang nhắm tới sau đó lên kế hoạch, cố gắng cạnh tranh với họ trên những từ khóa mới này.
- Bước 5: Xem các trang mạnh nhất của đối thủ cạnh tranh
Bạn cần tận dụng nguồn dữ liệu ở trong phần này bởi nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm từ khóa, xác định được từ khóa mục tiêu để đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng.
- Bước 6: Tìm các đối thủ cạnh tranh khác
- Bước 7: Sử dụng công cụ Content Gap
Để phân tích và nghiên cứu chiến lược SEO của đối thủ, bạn chỉ cần nhập URL của đối thủ vào mục “Show keywords that any of the below targets rank for”, sau đó bạn sẽ thấy được những từ khóa mà website của bạn chưa lên top nhưng website đối thủ của bạn lại đang trên top cao
- Bước 8: Sử dụng công cụ Keywords Explorer
Với công cụ Keywords Explorer trên Ahrefs, bạn có thể tìm kiếm các từ khóa liên quan đến từ khóa ban đầu mà bạn nhắm đến bằng cách chọn thanh điều hướng “Keywords Explorer” rồi click vào “All keywords ideas” ở bên trái.
??? Tìm hiểu thêm về đào tạo seo tại: Khóa học SEO chuyên sâu – Trung tâm đào tạo SEO FPT Skillking
2. Cách xác định các từ khóa đủ điều kiện sử dụng Ahrefs
Để xác định xem từ khóa đã đạt đủ tiêu chuẩn để triển khai nội dung chưa, đầu tiên bạn cần chọn “Keywords Explorer” trên thanh điều hướng.
Tiếp theo, bạn cần nhập từ khóa mục tiêu vào khoảng trống, ví dụ “what is creatine”
Sau đó, bạn sẽ nhận được một trang dữ liệu để có thể kiểm tra số lượng tìm kiếm, số lượt clicks và tiềm năng lưu lượng truy cập trên Site Explorer để có thể đánh giá cơ hội xếp hạng của bạn.
Bạn hãy kéo tiếp xuống phần “SERP” và chọn “Export” bên góc phải màn hình để tải file dữ liệu về.
Mở Excel sheet vừa download về và xóa tất cả các cột trừ “URL”, “Backlinks”, “Referring Domains”, “URL Rating”, “Domain Rating”, và “Facebook”.
Tiếp theo, bạn hãy dán tên miền hoặc liên kết mục tiêu vào cột “URL” rồi dán DR vào các cột tương ứng
Sau khi kiểm tra trang web của bạn có thể cạnh tranh, thì bạn cần phải phân tích kỹ từng trang xếp hạng.
3. Tìm broken backlink với Ahrefs
Tìm Broken backlink (liên kết bị hỏng) là một trong những cách dễ nhất để có được backlinks.
Bước đầu tiên của quá trình này là mở công cụ “Site Explorer” và nhập vào tên miền của bạn:
4. Xây dựng link với Ahrefs
Cách “trộm” backlink giá trị từ đối thủ
Đầu tiên, bạn mở Ahrefs Site Explorer và dán URL của đối thủ vào thanh tìm kiếm.
Sau khi phân tích thành công, bạn chọn “Backlink Profile” và click vào “Backlinks”.
Khi có được dữ liệu Backlink của đối thủ, bạn cần kiểm tra, thử nghiệm, sàng lọc và cải thiện quá trình tiếp cận qua thời gian. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ được các loại backlink mà bạn đang muốn có và khả năng xây dựng mối quan hệ với những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn.
Hy vọng với những thông tin mà FPT Skillking vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Ahrefs cũng như cách sử dụng công cụ hữu ích này một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn đạt được nhiều thành công hơn trong quá trình triển khai SEO và nếu còn thắc mắc hoặc quan tâm đến khóa học Digital Marketing, đừng ngại liên hệ ngay với FPT Skillking để được giải đáp nhé.