Thành công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn năm 1427 là sự đóng góp công lao to lớn không chỉ của Lê Lợi và còn của vị anh hùng khác. Trong đó, có một vị anh hùng vẫn luôn được ca ngợi nhờ tinh thần dũng cảm, đã cải trang Lê Lợi, xung vào vòng vây của địch để đánh lừa quân Minh. Vậy người cải trang Lê Lợi là ai? Hãy cùng Hoc365 tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Câu hỏi trắc nghiệm
Ai là người đã cải trang cứu chúa Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh?
A. Lê Ngân
B. Lê Lai
C. Trần Nguyên Hãn
D. Lê Sát
Đáp án: B. Lê Lai
Giải thích: Lê Lai đã cải trang thành Lê Lợi, phá vòng vây của quân Minh để cứu chúa, khiến quân địch rút quân, từ đó nghĩa quân được củng cố và chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh sau đó.
Ai là người cải trang cứu chúa Lê Lợi?
Người cải trang cứu chúa Lê Lợi chính là Lê Lai, người anh hùng dũng cảm, thông minh và một lòng hướng về nước. Ông là một tướng lĩnh tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, sau sự hi sinh dũng cảm đó, ông trở thành tấm gương trung nghĩa được đời đời nhớ đến.
Tìm hiểu về vị anh hùng Lê Lai
Lê Lai sinh năm 1355 ở thôn Dựng Tú, xã Đức Giang (nay là Thôn Thành Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Trong gia đình Lê Lai có cha là Lê Kiều, con lớn là Lê Lạn và con thứ là Lê Lai.
Vị anh hùng Lê Lai được Lê Quý Đôn miêu tả trong sách Đại Việt thông sử là người có tính cách cương trực, dung mạo khác thường, ý chí cao cả, là người hỗ trợ đắc lực cho Lê Lợi.
Năm 1416, ông cùng Lê Lợi và 18 tướng lĩnh khác tổ chức Hội thề Lũng Nhai, thề sống chết có nhau, cùng chung mong ước đánh đuổi quân Minh đang cướp phá đất nước lúc bấy giờ.
Lê Lai được ban tước Quan nội hầu, tổng quản phủ Đô tổng quản. Ông cùng cả anh trai của mình đều tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đóng góp không ít công lao vào sự thành công của cuộc chiến này.
Diễn biến quá trình cải trang Lê Lợi của Lê Lai
Tháng Giêng năm Mậu Tuất, Lê Lợi phát động khởi nghĩa, ngay sau đó đã bị quân Minh điều binh đến đàn áp. Do quân địch quá mạnh, nghĩa quân ta thất thế dần rút lui và cuối cùng phải rút lên núi Chí Linh. Khi đó quân Minh vây chặt quanh núi khiến nghĩa quân ta hao hụt dần, lương thực cạn kiệt.
Trong tình thế nguy cấp đó, khi mà nghĩa quân Lam Sơn gần bị tiêu diệt, Lê Lợi đã tổ chức hội họp các tướng bàn cách giải quyết. Ông hỏi các tướng:
Ai dám đổi áo, thay ta đem quân ra đánh giặc, xưng danh hiệu của ta, bắt chước như Kỷ Tín đời Hán (người đã cải trang thành Lưu Bang để cho quân của Hạng Vũ bắt, giúp Lưu Bang thoát thân, về sau đánh bị Hạng Vũ lập ra nhà Hán bên Trung Quốc – người dẫn), để cho ta có thể giấu tiếng, nghỉ binh, tập hợp tướng sĩ, mưu tính cuộc nổi dậy về sau?
Khi đó, tất cả các chư tướng đều im lặng, chỉ có anh hùng Lê Lai đứng dậy trả lời một cách tự tin: “Tôi xin đi”.
Sau đó, Lê Lai đã cải trang Lê Lợi, dẫn 500 quân cảm tử và 2 voi chiến xông vào vòng vây của địch, tự xưng là chúa Lam Sơn. Quân Minh tưởng thật nên hùng hổ xông vào. Lê Lai đã dũng cảm hy sinh trên chiến trường, toàn bộ nghĩa quân ta cũng bị diệt.
Tưởng đã diệt được Lê Lợi, đánh tan nghĩa quân, tướng nhà Minh cho rút quân khỏi Chí Linh. Sau đó, Lê Lợi và các nghĩa binh thoát được hiểm nguy, trở về lại Lam Sơn tính mưu kế trở lại.
Nhờ sự hi sinh anh dũng của Lê Lai mà nghĩa quân Lam Sơn đã bảo toàn được lực lượng hoạt động trở lại từ đó mới mang lại những thắng lợi vẻ vang sau này. Cái chết của ông là cái chết vinh quang, sẽ không bao giờ phai trong ký ức của nhân dân muôn đời sau.
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế, truy phong Lê Lai là Suy Trung Đồng Đức Hiệu Mưu Bảo Chính Lũng Nhai Công Thần, hàm Thái Úy. Đến đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) phong là Trung Túc Vương. Thế hệ con cháu của Lê Lai nối đời đều được trọng dụng, hưởng phúc dài lâu.
Có thể thấy, sự hi sinh dũng cảm của Lê Lai đã được con cháu muôn đời sau biết ơn, kính trọng. Thông qua bài viết trên, bạn đã biết ai là người cải trang chúa Lê Lợi chưa nào? Đừng quên theo dõi Hoc365 để cập nhập thêm nhiều kiến thức về lịch sử nữa nhé!