Đều có chức năng lưu trữ và cùng nằm trên hệ thống, tuy nhiên chúng ta cần phân biệt bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài bởi chúng không hoàn toàn giống nhau. Có thể bạn chưa nắm rõ bộ nhớ ngoài máy tính, laptop là gì cũng như bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị nào. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Bộ nhớ ngoài máy tính là gì?
Bộ nhớ ngoài của máy tính (còn được gọi với tên khác là bộ nhớ thứ cấp hay ổ cứng gắn ngoài) thường được tích hợp trên một thiết bị lưu trữ riêng biệt chẳng hạn như USB, các loại đĩa DVD/CD, hay các loại ổ cứng thể rắn khác.
Nhờ khả năng tháo rời nên 1 bộ nhớ ngoài có thể sử dụng cho nhiều máy tính, thiết bị khác nhau. So với bộ nhớ trong thì bộ nhớ ngoài có một vài khác biệt nhưng đều có thể lưu trữ dữ liệu.
Mặc dù được cấu tạo riêng biệt song người dùng vẫn có thể gắn bộ nhớ trực tiếp vào máy tính thông qua các đầu đọc như khay đĩa, cổng USB. Bộ nhớ ngoài máy tính có một số chức năng sau:
- Lưu trữ dữ liệu
- Chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các thiết bị bởi có thể kết nối với những máy tính khác nhau
- Sử dụng song song với bộ nhớ trong để “chia sẻ gánh nặng”
Hiện nay, các công ty công nghệ đã phát triển nhiều loại bộ nhớ ngoài khác nhau và bán rộng rãi trên thị trường. Các loại bộ nhớ ngoài rất đa dạng để người dùng có thể lựa chọn thiết bị phù hợp, ngoài ra cũng tăng khả năng lưu trữ nhiều loại dữ liệu khác nhau. Để biết bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị gì, cũng như cách phân biệt bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài máy tính, bạn có thể theo dõi trong những phần sau đây.
2. Bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị nào?
Thực tế, trên thị trường có rất nhiều kiểu bộ nhớ ngoài, tuy nhiên chúng ta có thể tổng kết bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị điển hình sau đây: Bộ lưu trữ từ, bộ nhớ quang và thiết bị lưu trữ Flash (USB).
2.1. Bộ lưu trữ từ
Bộ nhớ từ gồm có 2 loại là đĩa cứng và đĩa mềm. Trong đó:
– Đĩa cứng (Ổ cứng): Đây là một phần bộ nhớ được gắn sẵn ở trong ổ cứng. Mặc dù đĩa cứng có cấu trúc khá phức tạp, tuy nhiên cách định vị và lưu trữ thông tin thì cũng giống như đĩa mềm với tốc độ đọc và ghi thông tin 5400 – 7200 vòng/phút. Hiện nay có 2 loại ổ cứng cơ bản là SSD và HDD. Nhiều người ưu tiên lựa chọn SSD vì nó có tốc độ xử lý thông tin, dữ liệu nhanh hơn hẳn.
– Đĩa mềm: Đây là một thiết bị lưu trữ từ tính, có dạng tròn mềm khá giống băng từ. 2 bề mặt của đĩa mềm đều có chức năng lưu trữ thông tin. Ngày nay ta thường thấy các đơn vị dùng đĩa mềm để phân phối, cung cấp những sản phẩm phần mềm, dữ liệu máy tính, tuy nhiên cũng đang dần biến mất khỏi thị trường. Dung lượng lưu trữ trên đĩa mềm có thể không cao, tốc độ ghi đọc thông tin cũng ở mức tương đối cho nên người ta thường sử dụng đĩa mềm với những yêu cầu thấp hơn.
2.2. Bộ nhớ quang
Các loại bộ nhớ quang phổ biến và dễ thấy nhất là đĩa CD/DVD. Chúng được chế tạo bằng chất dẻo và hoạt động theo cơ chế: Khi chiếu tia laser của đĩa quang sẽ nhận lại được tín hiệu phản xạ và đầu thu có nhiệm vụ giải mã chúng.
Ta thường thấy một số loại PC, laptop có trang bị đầu đọc đĩa quang, tuy nhiên nó không thể hoạt động độc lập tương tự như những máy phát đĩa nhạc mà cần phải có sự điều khiển của máy tính.
2.3. Thiết bị lưu trữ Flash (USB)
Thiết bị ghi nhớ, lưu trữ Flash (USB Flash Drive) đang là loại bộ nhớ ngoài máy tính được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Với ưu điểm là dung lượng bộ nhớ cao, kích thước nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển linh hoạt để bạn mang theo bên người cũng như sử dụng cho nhiều máy tính khác, ta có thể hiểu vì sao thiết bị này đang dần thay thế các loại đĩa mềm, đĩa quang.
Để có thể sử dụng được ổ đĩa Flash, máy tính của bạn cần được trang bị sẵn cổng USB mà điều này gần như là hiển nhiên. Sau đó, bạn hãy cắm ổ đĩa vào cổng USB và thấy trên màn hình xuất hiện thông báo đã có thêm ổ đĩa Flash trong số các ổ đĩa lưu trữ. Bạn có thể mở ổ đĩa này lên và thao tác như một ổ đĩa trong máy.
Như vậy, bạn đã biết bộ nhớ ngoài gồm các thiết bị gì, điểm khác bị giữa các loại bộ nhớ ngoài cũng như nên sử dụng bộ nhớ nào cho từng hoàn cảnh khác nhau.
3. Phân biệt bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong
Đã tìm hiểu về bộ nhớ ngoài cũng như bộ nhớ ngoài gồm những thiết bị nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã hiểu được sự khác biệt cơ bản giữa bộ nhớ ngoài và bộ nhớ trong.
Hãy cùng so sánh bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài xem có điều khi khác biệt, từ đó bạn có thể dễ dàng phân biệt được 2 loại bộ nhớ này:
Như bạn có thể thấy, cả bộ nhớ trong lẫn bộ nhớ ngoài đều rất cần thiết trong quá trình chúng ta sử dụng máy tính, laptop. Khi lựa chọn máy tính, hoặc build PC, bạn cần cân nhắc đến những thông số của cả bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài để đáp ứng nhu cầu sử dụng và đảm bảo có được những trải nghiệm đúng với mong muốn.
4. Ưu nhược điểm của bộ nhớ ngoài
Ngày nay, việc sử dụng bộ nhớ ngoài là cần thiết, giúp bạn có thể lưu trữ được những dữ liệu dung lượng lớn. Đặc biệt là những file hình ảnh chất lượng cao, những video ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ có thể được lưu trữ mà bạn không cần phải lo lắng về bộ nhớ hạn hẹp.
Bên cạnh ổ cứng thì người dùng còn có thể trang bị thêm ổ cứng gắn ngoài như các loại đĩa Flash (USB) để lưu trữ hiệu quả và chia sẻ thông tin đến các thiết bị khác. Bộ nhớ ngoài còn được xem là một món phụ kiện máy tính, laptop, PC cần thiết cho mọi người dùng.
Hãy cùng tìm hiểu xem những ưu nhược điểm của bộ nhớ ngoài máy tính để biết được vì sao nên sử dụng chúng.
4.1. Ưu điểm
Bộ nhớ ngoài máy tính có những ưu điểm sau đây:
- Tiện dụng, dễ dàng mang theo, di chuyển
- Không giới hạn dung lượng khi bạn có thể trang bị nhiều bộ nhớ ngoài
- Tốc độ lưu trữ, đọc ghi thông tin nhanh chóng
- Mang đến sự tiện lợi khi chỉ cần cắm ổ đĩa vào máy tính là hệ thống sẽ tự động nhận diện và cho phép bạn lưu trữ, thao tác
- Dễ dàng mở rộng dung lượng, trong trường hợp lưu các file hình ảnh, video chất lượng cao thì Flash Disk là lựa chọn phù hợp nhất
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài, thường xuyên
4.2. Nhược điểm
Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số nhược điểm của bộ nhớ ngoài mà bạn cần lưu ý như sau:
- Một số loại ổ cứng khi sử dụng cần có dây kết nối, chiếm thêm không gian xung quanh máy tính
- Máy tính, laptop bị hạn chế số cổng USB, cho nên khi sử dụng kèm bộ nhớ ngoài thì cần giới hạn các thiết bị ngoại vi như chuột/bàn phím, quạt tản nhiệt, webcam, …
- Luôn phải mang theo bên mình trong những trường hợp cần sử dụng dữ liệu
- Một số loại ổ cứng ngoài có giá khá cao
Mặc dù vẫn tồn tại một số nhược điểm, song ta vẫn thấy ưu điểm của bộ nhớ ngoài đủ thuyết phục để việc trang bị cho máy tính là cần thiết. Nhất là ở thời buổi công nghệ phát triển, dữ liệu bùng nổ như hiện nay thì bất cứ người dùng nào cũng cần có những thiết bị lưu trữ riêng để phục vụ những nhu cầu riêng của mình.
5. Kết luận
Phần chia sẻ trên phần nào đã giải đáp thắc mắc bộ nhớ ngoài bao gồm những thiết bị nào. Ngoài ra, chúng ta cũng đã nắm được những ưu nhược điểm và sự khác biệt giữa bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, để hiểu vì sao 2 loại bộ nhớ này đều cần thiết.
Chưa dừng lại ở đó, những thông tin hấp dẫn khác về thế giới công nghệ được cập nhật liên tục trong các bài viết tại kênh Dchannel. Đừng bỏ lỡ nhé.
Đến Di Động Việt mua sắm và khám phá nhiều thiết bị mới lạ – “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” ngay thôi nào!
Xem thêm:
- Quạt tản nhiệt điện thoại: Thông tin cần biết trước khi mua
- NFT là gì? Cách thức hoạt động của NFT như thế nào
Di Động Việt