Checklist là cụm từ được sử dụng khá phổ biến hiện nay ở nhiều lĩnh vực. Vậy trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, checklist công việc là gì?
Mỗi ngày chúng ta đều phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau, có bao giờ bạn cảm thấy luôn thiếu thời gian cho công việc, công việc thường bị dồn lại khiến bạn cảm thấy stress? Đó là lí do vì sao người ta dùng đến checklist. Vậy checklist công việc là gì? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người. Cùng chefjob tìm hiểu nhé
Checklist công việc là gì?
Checklist là danh sách những công việc cụ thể cần thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu đã được vạch ra, đảm bảo rằng bạn không bị thiếu sót bất cứ công việc nào từ lớn tới nhỏ. Hiện nay, checklist được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, kể cả trong các nhà hàng, khách sạn.
Checklist là công cụ được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực hiện nay – Ảnh: Internet
Các Quản lý nhà hàng, khách sạn đều cho rằng, checklist công việc là một chức năng rất cần thiết, được sử dụng hằng ngày để giám sát nhiệm vụ của các bộ phận, đảm bảo mọi hoạt động nhà hàng, khách sạn đều diễn ra suôn sẻ.
Mục đích của sử dụng Checklist công việc là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà các mẫu checklist công việc lại được ứng dụng rộng rãi như thế tại các nhà hàng, khách sạn mà là bởi vì checklist mang đến cho người sử dụng nhiều lợi ích nhất định.
- Đối với nhân sự làm việc tại các bộ phận trong nhà hàng, khách sạn: Checklist công việc giúp bạn ghi nhớ mọi việc mình cần làm dù là nhỏ nhất, kiểm soát được thời lượng cần thiết cho từng công việc và sắp xếp việc nào trước việc nào sau một cách khoa học, hợp lý. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng hoàn thành lượng lớn công việc theo đúng mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, mỗi bộ phận như Buồng phòng, Bếp, Lễ tân, Phục vụ đều có những checklist công việc khác nhau, làm theo đó không chỉ đảm bảo tiến độ công việc mà còn giúp duy trì các tiêu chuẩn của nhà hàng, khách sạn, mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất.
Checklist công việc giúp bạn thực hiện công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng, không bỏ sót bất kỳ công việc nào – Ảnh: Internet
- Đối với các cấp Quản lý: Dựa vào checklist, bạn sẽ phân biệt được việc nào cần dành thời gian, việc nào cần tập trung thực hiện để định hướng nhân sự thuộc bộ phận mình quản lý thực hiện theo, hướng đến hoàn thành mục tiêu chung. Checklist cũng giúp bạn phát hiện ra sai sót từ một vị trí nào đó trong bộ phận để sửa chữa, đánh giá được năng lực của các nhân sự thuộc bộ phận của mình.
Với cấp Quản lý, checklist công việc giúp bạn đánh giá được năng lực của từng nhân sự – Ảnh: Internet
Với những lợi ích như vậy, checklist công việc là thứ cần có để đảm bảo các hoạt động trong nhà hàng, khách sạn diễn ra một cách suôn sẻ, hiệu quả, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Để xây dựng mẫu checklist công việc hoàn hảo, bạn nên căn cứ vào nhiệm vụ, công việc của từng bộ phận, bản mô tả công việc ở từng vị trí để có thể đưa ra danh sách các công việc cần làm. Bên cạnh đó, checklist công việc luôn phải được tạo ra trên cơ sở những tiêu chuẩn của nhà hàng, khách sạn. Có như vậy, checklist công việc mới mang lại hiệu quả sử dụng như mong muốn.
Uy tín, chất lượng, thương hiệu được xây dựng từ những chi tiết nhỏ nhất. Vậy nên, bạn hãy lên một checklist công việc cho mỗi bộ phận trong nhà hàng, khách sạn và thực hiện nghiêm túc các danh sách công việc trong checklist đó dù là công việc lớn hay nhỏ.
Đó là một số thông tin về checklist công việc là gì mà bạn có thể tham khảo để áp dụng, xây dựng cho mình một checklist hoàn hảo, phù hợp.