Chỉ tiêu tuyển sinh là gì? Một số lưu ý khi tuyển sinh mà các sĩ tử nên biết – l2r.vn

Xét tuyển học bạ là gì? Chỉ tiêu tuyển sinh là gì? Thi đánh giá năng lực ra sao? Ngưỡng chất lượng đầu vào là gì?… Và hàng loạt những câu hỏi xoay quanh các thuật ngữ xét tuyển đại học đang được quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm. Vì thế, L2R đã tổng hợp những thông tin trên để giúp các bạn “Giải đáp các thuật ngữ cần biết khi xét tuyển đại học”, cùng tham khảo nhé!

chỉ tiêu trong tuyển sinh là gì

Giải đáp các thuật ngữ các thí sinh cần biết khi xét chỉ tiêu tuyển sinh

Phương thức xét tuyển: là cách thức xét tuyển của các trường áp dụng, năm 2021 phương thức xét tuyển rất đa dạng (hơn 10 phương thức) Có thể kể các phương thức chính: xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển bằng kết quả học bạ, xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực, tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (xét kết quả học tập của học sinh giỏi, các thành tích, điểm các môn học…)…

Thi đánh giá năng lực: sử dụng bài kiểm tra để đánh giá các loại năng lực sau đây của thí sinh: ghi nhớ và vận dụng kiến thức, năng lực tính toán – giải quyết vấn đề, tư duy logic, năng lực duy luận tổng hợp và tính sáng tạo, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ

chi tieu tuyen sinh la gi 1

Nắm rõ các thuật ngữ khi xét tuyển đại học để tránh sự nhầm lẫn khi làm hồ sơ

Xét tuyển học bạ: Thí sinh được chọn 1 trong 2 hoặc cả hai phương thức sau: – Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 03 môn (Tốt nghiệp THPT và Tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên) – Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (Tốt nghiệp THPT, Tổng điểm trung bình 3 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 18 điểm trở lên)

Đây là phương thức tuyển sinh riêng của các trường, hoàn toàn không bị phụ thuộc vào kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, khi các trường Đại học áp dụng xét tuyển học bạ, hầu hết đều dùng tổ hợp môn xét tuyển trùng với các tổ hợp môn xét tuyển của kỳ thi tốt nghiệp THPT để thí sinh dễ dàng trong việc chuẩn bị kiến thức và chọn tổ hợp môn cho mình.

Xét tuyển nguyện vọng: là khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT các thí sinh sẽ đồng thời đăng ký xét tuyển vào đại học, đây chính là xét tuyển đợt 1. Sau khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, các bạn có thể điều chỉnh hoặc bổ sung thêm nguyện vọng xét tuyển để nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các ngành nghề, vào các trường đại học theo đúng khả năng và sở thích của bản thân.Thí sinh sẽ được đăng ký rất nhiều nguyện vọng giống nhưng trong mùa tuyển sinh những năm trước. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng vì nó sẽ khiến cho các bạn bị phân tâm và không tập trung vào lựa chọn tốt nhất đối với bản thân, đồng thời cũng sẽ khiến cho các bạn mất thêm một khoản chi phí. Bạn cũng không nên hạn chế cơ hội của mình khi đăng ký xét tuyển quá ít nguyện vọng.

Xét nguyện vọng bổ sung: Sau khi các trường đã kết thúc xét tuyển đợt 1 nhưng không tuyển đủ thí sinh theo chỉ tiêu đã đề ra thì các trường sẽ tiến hành xét tuyển đợt bổ sung. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì điểm xét tuyển bổ sung sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1. Điều này cũng có nghĩa là đăng ký xét tuyển bổ sung sẽ khó khăn hơn so với đợt 1. Chính vì thế, các bạn nên tập trung tính toán để có thể trúng tuyển từ đợt 1.chi tieu tuyen sinh la gi 2Điểm xét tuyển: từ mức “điểm sàn” đã được quy định, mà các trường sẽ đưa ra mức điểm xét tuyển nhận hồ sơ xét tuyển vào trường không được thấp hơn điểm sàn; đồng nghĩa với điểm xét tuyển NV sau sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển NV trước. Đối với hầu hết các trường, điểm xét tuyển sẽ cao hơn điểm sàn.

Điểm chuẩn: hay còn gọi là mức điểm trúng tuyển, thí sinh đạt từ mức điểm này trở lên là đậu. Điểm sàn được xác định dựa trên chỉ tiêu và lượng hồ sơ thí sinh đăng ký xét tuyển.

Ví dụ: ngành A có 100 chỉ tiêu. Sau khi thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đến hết hạn, trường sẽ xét điểm từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu là dừng lại. Điểm thấp nhất khi đủ chỉ tiêu ngành này là 20 điểm, gọi là điểm chuẩn. Do xét từ cao xuống thấp nên có thể số thí sinh trúng tuyển ngành A này lên 104 chẳng hạn. (Do thí sinh thứ 100 đạt 20 điểm và có thêm 4 thí sinh nữa cũng đạt mức này nên vẫn trúng tuyển).

Ngưỡng chất lượng đầu vào: là ngưỡng tối thiểu mà các trường ĐH, Cao đẳng làm cơ sở tuyển sinh, từ đó Trường không được phép tuyển thí sinh có kết quả thi thấp hơn ngưỡng chất lượng đầu vào.

Những lưu ý khi tuyển sinh mà các sĩ tử nên biết

L2R xin chia sẻ với các bạn thí sinh một vài điểm cần lưu ý khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển năm nay:

Sau khi hoàn thành kì thi và có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, thí sinh sẽ có cơ hội điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển 03 lần trong thời gian quy định bằng phương thức trực tuyến (từ 29/08/2021 đến 05/09/2021).

Thí sinh được đăng ký nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng (mỗi nguyện vọng bao gồm 1 mã trường, 1 mã ngành và 1 tổ hợp môn xét tuyển). Tuy nhiên bạn không nên đăng ký quá nhiều, vì nó có thể làm cho bạn phân tâm và thiếu tập trung trong lựa chọn. Bao nhiêu nguyện vọng là phù hợp? Điều đó tùy thuộc vào từng cá nhân thí sinh, nhưng theo cá nhân tôi 7-8 là vừa đủ. Để chọn được thứ tự các nguyện vọng, các bạn nên ghi ra nháp danh sách các ngành học, trường đại học mà mình quan tâm theo thứ tự ưu tiên. Sau đó bạn nên lựa chọn ra khoảng 3-5 trường có mức điểm trúng tuyển những năm gần đây xấp xỉ với mức điểm mà bạn dự kiến đạt được trong kỳ thi tốt nghiệp.

Lưu ý:

+ Thí sinh nên chọn những trường có mức điểm tương ứng với năng lực của mình, tránh chọn các ngành học, trường học có mức điểm chênh lệch quá cao so với mức năng lực của bản thân.

+ Thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Tất cả các trường đại học đều xét tuyển chung bằng phần mềm duy nhất của Bộ GD&ĐT, các nguyện vọng đều bình đẳng như nhau. Thí sinh chỉ có thể trúng tuyển vào duy nhất 1 ngành mà mình đã đăng kí xét tuyển.

+ Mỗi đợt xét tuyển, thí sinh được đăng kí nhiều nguyện vọng và được xét tất cả các nguyện vọng đó, tuy nhiên mỗi thí sinh chỉ có thể trúng tuyển duy nhất 1 nguyện vọng mà mình đã đăng kí xét tuyển. Nếu thí sinh trúng tuyển NV1, các NV còn lại không còn hiệu lực nữa, nếu không trúng tuyển NV1 sẽ được xét tiếp đến NV2, tương tự với các NV còn lại.

+ Rất nhiều bạn hỏi: liệu NV1 có được ưu tiên hơn NV2, NV3, điểm trúng tuyển các nguyện vọng có khác nhau không? Em được 19, 20, 21 điểm … liệu có nên xét vào trường A, Trường B hay không … Khi chạy phần mềm xét tuyển, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi. Như vậy NV1, NV2, NV3, NV5, NV10… đều được xét tuyển giống như nhau không phân biệt. Trừ trường hợp các thí sinh có điểm thi bằng nhau thì thí sinh có nguyện vọng xét tuyển cao hơn sẽ được ưu tiên. Các mã ngành sẽ chỉ có 1 điểm trúng tuyển chung áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển.

+ Sau khi các trường hoàn tất việc xét tuyển đợt 1 mà vẫn còn chỉ tiêu thì các trường có thể xét tuyển đợt bổ sung và theo phương thức tương tự. Vậy nên các bạn phải phân biệt rõ Đợt 2 và Nguyện vọng 2 nhé (mỗi đợt thí sinh được đăng kí nhiều NV và được xét tuyển tất cả các NV đó, nếu không trúng tuyển bất kì NV nào thì mới phải chờ để xét tuyển tiếp đợt 2). Theo quy định của Bộ GD&ĐT, điểm trúng tuyển các đợt bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1. Điều này có nghĩa là việc trúng tuyển đợt 2 thậm chí còn khó khăn hơn, nên tốt nhất các thí sinh hãy tập trung toàn bộ các tính toán cho đợt 1.

Bạn có thể đăng ký xét tuyển theo cách gợi ý sau:

– Nếu bạn yêu thích, đam mê về 1 ngành, lĩnh vực cụ thể, bạn hãy lựa chọn đăng kí cùng mã ngành đó vào nhiều trường khác nhau, cụ thể là những trường có thế mạnh về đào tạo ngành đó.

– Nếu bạn yêu thích 1 trường nào đó, tôi khuyên bạn nên đăng kí nhiều nguyện vọng vào nhiều ngành của trường đó, bởi vì cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn so với việc chỉ đăng kí duy nhất 1 ngành mà mình thích nhất.

– Bạn hãy viết xuống danh sách các trường và ngành mà bạn thực sự yêu thích và muốn theo học, xem điểm chuẩn các năm trước của những trường này. Bạn có thể loại bỏ ra khỏi danh sách những trường có điểm chuẩn những năm trước quá cao so với điểm của bạn. (Hãy nhớ là quá cao thôi nha, tôi ví dụ là cao hơn 4-5 điểm. Nếu bạn đạt 20 điểm thì có lẽ ba không nên đăng ký xét tuyển vào những trường mà các năm trước lấy 25- 26 điểm). Sau đó bạn có thể bổ sung thêm một số trường cho đến khi bạn có danh mục mà mình ưng ý. Để tăng tính an toàn, trong danh mục đó nên có các trường có điểm chuẩn các năm trước cao hơn, bằng và thấp hơn điểm tổ hợp môn của bạn.

– Sắp xếp thứ tự các nguyện vọng ngành/trường theo sự ưa thích của bạn, hãy nhớ rằng sắp xếp theo thứ tự điểm chuẩn và khả năng đậu theo đánh giá chủ quan của bạn. Bạn cũng đừng e ngại khi trường/ngành bạn ưa thích có điểm chuẩn cao hơn 1,2, hay thậm chí là 3 điểm so với điểm tổ hợp môn của bạn. Trường/ngành nào bạn ưa thích nhất hãy để NV1, trường/ngành nào bạn ưa thích nhì hay để ở NV2 … Như vậy bạn sẽ có cơ hội để trúng tuyển vào trường/ngành mà bạn thực sự ưa thích.

– Nếu không trúng tuyển NV1 hay NV2 bạn vẫn còn tiếp tục có cơ hội xét tuyển các NV3, NV4, NV5 … bình đẳng với tất cả các thí sinh có cùng ngành/trường xét tuyển. Nếu bạn vô tình hoặc vì để nâng cao khả năng trúng tuyển, xếp các trường/ngành mà bạn thực sự không thích vào NV1, NV2… và khi các nguyện vọng này trúng tuyển, bạn sẽ hoàn toàn mất đi các cơ hội khác.

Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 là gì? Thí sinh cần cân nhắc điều gì?

Phân tích số liệu thống kê nguyện vọng 1 của thí sinh đăng ký lớp 10 công lập vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh công bố cho thấy, tỷ lệ “chọi” vào các trường năm nay không có nhiều biến động, tỷ lệ “chọi” vào các trường có tăng hoặc giảm nhẹ so với năm trước.

Đây là một trong những căn cứ để học sinh điều chỉnh nguyện vọng vào lớp 10 nếu đăng ký trước đó chưa phù hợp.

Theo đó, các em được điều chỉnh nguyện vọng trong thời gian từ ngày 5-10/5, nếu có nhu cầu. Theo số liệu thống kê nguyện vọng 1 của thí sinh đăng ký lớp 10, các trường Top trên vẫn giữ tỷ lệ “chọi” cao.

Trong đó, vẫn như những năm trước, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền dẫn đầu về tỷ lệ “chọi” vào trường.

Cụ thể, trường có chỉ tiêu là 450 học sinh, trong khi đó có 1.484 học sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào trường, tỷ lệ 1 “chọi” 3,3. Dù tỷ lệ “chọi” cao nhưng lại giảm so với năm trước (năm trước là 4,44). Tương tự, một số trường có tỷ lệ “chọi” khá cao nhưng giảm so với năm trước, như Trường Trung học phổ thông Gia Định là 3,13 (năm trước là 3,18); Trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân 1,93 (năm trước là 2,02); Trường Trung học phổ thông Trưng Vương 1,99 (năm trước là 2,13)…

chỉ tiêu tuyển sinh nghĩa là gì

Ngược lại, một số trường có tỷ lệ “chọi” tăng so với năm trước, như Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân là 2,79 (năm trước là 2,14); Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai 2,67 (năm trước là 2,32); Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn 2,31 (năm trước là 2,12)… Bên cạnh các trường có tỷ lệ “chọi” cao cũng nhiều trường có số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 không đủ chỉ tiêu tuyển sinh.

Các trường này những năm trước đều có mặt bằng điểm tuyển sinh thấp hơn, được học sinh chọn ở các nguyện vọng 2 và 3 để tăng khả năng trúng tuyển vào lớp 10 công lập. Về tuyển sinh lớp 10 chuyên, Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong dẫn đầu về số lượng nguyện vọng đăng ký cũng như tỷ lệ “chọi”.

Trường có 3.424 học sinh đăng ký nguyện vọng, trong khi chỉ tiêu là 595, tỷ lệ 1 “chọi” 5,75. Tiếp đến, Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa có tỷ lệ 1 “chọi” 3,43. Số học sinh đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 tích hợp ở các trường khá ít. Trong số 13 trường có tuyển sinh lớp 10 tích hợp, chỉ có 5 trường có số lượng thí sinh đăng ký cao hơn chỉ tiêu.

Các trường còn lại số thí sinh đăng ký đều thấp hơn chỉ tiêu tuyển sinh, thậm chí có trường không có thí sinh đăng ký nguyện vọng. Phân tích số liệu thống kê nguyện vọng đăng ký vào lớp 10, thầy Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Huỳnh Khương Ninh (Quận 1) nhận định, tỷ lệ “chọi” vào các trường năm nay cũng không có biến động quá nhiều so với năm trước.

Trong khi đó, quá trình đăng ký nguyện vọng, các trường Trung học cơ sở tư vấn kỹ lưỡng cho phụ huynh và học sinh việc lựa chọn nguyện vọng đăng ký.

Theo đó, các em đăng ký nguyện vọng dựa trên nhiều yếu tố từ so sánh với năng lực học sinh, điểm trúng tuyển các năm trước, đến vị trí trường, chương trình giảng dạy…

Nhà trường cũng tư vấn cho các em lựa chọn các nguyện vọng 2 và có điểm chuẩn “mềm” hơn để tăng khả năng trúng tuyển. Do vậy, các em cần cân nhắc kỹ lưỡng để có quyết định đúng.

Sau khi tham khảo số liệu thống kê nguyện vọng đăng ký, hiện tại học sinh của trường cũng chưa có phản hồi về việc sẽ điều chỉnh nguyện vọng. Thực tế, những năm trước, số học sinh điều chỉnh nguyện vọng cũng không nhiều, chỉ khoảng 5-8%. Còn theo thầy Phạm Phương Bình, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân, các em học sinh và phụ huynh cần bình tĩnh để nghiên cứu số liệu đăng ký, tránh chạy theo số đông.

Đây chỉ là một trong những yếu tố trong rất nhiều căn cứ để đăng ký nguyện vọng như năng lực học tập, điểm chuẩn các năm trước, khả năng nhập học của học sinh khi trúng tuyển. Học sinh nên cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ nên điều chỉnh nguyện vọng khi thực sự cần thiết.

Trước khi điều chỉnh cần tham khảo ý kiến giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Điều quan trọng với các em học sinh hiện nay là tập trung ôn tập đảm bảo kiến thức để hoàn thành tốt bài thi trong kỳ thi sắp tới. Nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh lớp 10, ông Trần Mậu Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Trần Văn Ơn (Quận 1) cho rằng, cùng với đánh giá năng lực của bản thân phù hợp với trường nào, thì tỷ lệ “chọi” cũng là một căn cứ quan trọng để các em cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng phù hợp.

Cụ thể, nếu so sánh thực lực điểm kiểm tra học kỳ II phù hợp với mức điểm chuẩn những năm trước của trường các em đã đăng ký, cùng với tỷ lệ “chọi” năm nay biến động không đáng kể thì các em có thể giữ nguyên nguyện vọng đã đăng ký.

Còn nếu tỷ lệ “chọi” trường mình chọn tăng mạnh, các em cần cân nhắc thay đổi nguyện vọng vào một trường khác có mặt bằng điểm chuẩn thấp hơn để tăng khả năng trúng tuyển. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2021-2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra vào ngày 2 và 3/6.

Học sinh dự thi ba môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ; học sinh vào lớp 10 chuyên thi thêm môn chuyên.

Năm học 2020-2021, Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 99.000 học sinh học lớp 9. Số liệu thống kê cho thấy có hơn 83.500 học sinh đăng ký thi tuyển vào lớp 10 công lập.

Với chỉ tiêu tuyển sinh gần 68.000 học sinh, sẽ có khoảng 15.000 học sinh không trúng tuyển trong kỳ thi vào lớp 10 công lập này./.

Chúc các sĩ tử 2k3 sẽ trúng tuyển vào trường/ngành thực sự yêu thích để có khởi đầu thuận lợi cho sự nghiệp của mình. Nếu bạn làm được điều đó, hãy dành ít ngày để ăn mừng rồi sau đó tiếp tục tập trung nỗ lực cho cuộc hành trình mới… Bởi thực sự con đường bạn phải đi vẫn còn rất rất dài. Chúc các bạn thành công!

Mời bạn tham khảo thêm từ khóa:

chỉ tiêu tuyển sinh đại học là gì chỉ tiêu tuyển sinh tiếng anh là gì chỉ tiêu tuyển sinh là sao