Cụm từ “cơ chế” được sử dụng phổ biến ở nước ta từ cuối những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu có sự nghiên cứu về quản lý và kinh tế đang có sự thay đổi. Ví dụ như có các loại cơ chế sau đây: cơ chế hiện đại, cơ chế mới, cơ chế một cửa, cơ chế mở, cơ chế cải cách,…
1. Cơ chế là gì?
Cơ chế là khái niệm được dùng để chỉ một quy luật vận hành của một hệ thống hay bất cứ một sự vật hiện tượng, một quy luật hoặc quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội, cơ chế còn là chỉ sự tương tác giữa các yếu tố với nhau kết thành nhờ hệ thống và nhờ vào việc tương tác đó mà hệ thống này hoạt động..
Cụm từ “cơ chế” được sử dụng phổ biến ở nước ta từ cuối những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu có sự nghiên cứu về quản lý và kinh tế đang có sự thay đổi. Ví dụ như có các loại cơ chế sau đây: cơ chế hiện đại, cơ chế mới, cơ chế một cửa, cơ chế mở, cơ chế cải cách,…
Tóm lại, khái niệm cơ chế là gì là một khái niệm rộng và được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau, có thể thấy nó được ứng dụng từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội. Đối với ngành kinh tế học cơ chế cũng được nghiên cứu và sử dụng khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và mục đích nghiên cứu của các nhánh kinh tế học khác nhau.
Cơ chế trong tiếng Anh là Mechanism.
Ý nghĩa rất đơn giản, đó là hoàn thành công việc ở trong một hệ thống hoặc một tổ chức một cách tốt nhất. Đem lại cái kết đẹp, tạo được nhiều thành tích vẻ vang.
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam- tập 1 năm 1995 không có khái niệm cũng như định nghĩa về “cơ chế”. Tuy nhiên, trong Đại từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin – năm 1998) có nêu ra một khái niệm về cơ chế, đó là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện, đồng thời đưa ra ví dụ “cơ chế thị trường” để minh họa cho khái niệm này (trang 464).
Định nghĩa của cơ chế theo Từ điển Tiếng Việt ( Viện ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa thì Cơ chế là ” Cách thức theo đó là một quá trình thực hiện“.
Ban đầu, từ cơ chế được chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây. Và theo Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa thì nó là ” cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau”.
Từ cơ chế được sử dụng rộng rãi hơn trong lĩnh vực quản lý từ năm 1970, khi chúng ta bắt đầu chú ý tới nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản lý kinh tế, với nghĩa như là quy định về quản lý.
2. Một số khái niệm liên quan đến cơ chế:
Mặc dù không có khái niệm chung về “cơ chế” nhưng trong Từ điển Bách khoa Việt Nam- tập 1 đã đưa ra khái niệm về “cơ chế kinh tế” , “cơ chế thị trường”, “cơ chế lập luận”, “cơ chế điều chỉnh pháp luật”, “cơ chế tâm lý” v.v. Đây là những cơ chế về từng lĩnh vực cụ thể được sử dụng trong thực tiễn.
Cơ chế kinh tế được định nghĩa là “phương thức vận động của nền sản xuất xã hội được tổ chức và quản lý theo những quan hệ vốn có và được Nhà nước quy định; nó phải phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế, với đặc điểm của chế độ xã hội theo từng giai đoạn phát triển của xã hội ” (trang 612).
Trong lĩnh vực tin học, cơ chế lập luận được giải thích là phần chương trình thuộc hệ chuyên gia có chức năng thực hiện tự động các lập luận logic để từ cơ sở tri thức của hệ chuyên gia rút ra các kết luận mới hoặc chứng minh một kết luận mong muốn (trong 613).
Trong khoa học pháp lý, “cơ chế điều chỉnh pháp luật ” được hiểu là “hệ thống các biện pháp pháp luật tác động đến quan hệ xã hội , bao gồm toàn bộ những mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành: chủ thể pháp luật , quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý” (trang 612) .
Qua những khái niệm nêu liên có thể nói ngắn gọn “cơ chế” là “phương thức vận động”, là “cách thức sắp xếp tổ chức”, là “hình thức và phương pháp điều tiết”, là “hệ thống các biện pháp tác động”.v.v. Từ đó có thể hiểu cơ chế là một phương thức, một hệ thống các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động của sự vật hay hiện tượng.
Cơ chế quản lý được hiểu là sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa các hình thức quản lý hay giữa các biện pháp quản lý với nhau. Những yếu tố cũng là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ đến đối tượng quản lý. Mục đích của cơ chế quản lý để nhằm thu lại những kết quả như mong muốn, đẩy lùi những tiêu cực và đưa ra được các biện pháp phù hợp cho sự phát triển đó.
Bất kể là nhà nước, đơn vị hay các doanh nghiệp đều phải cần có các cơ chế quản lý để tạo nên sự phát triển mạnh mẽ, bền vững không chỉ riêng về kinh tế mà còn đối với đời sống xã hội. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân được yên bình, ấm no hơn.
Đề cập đến cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam chính là nói về cơ cấu tổ chức và các quy trình, thủ tục để bảo đảm thực hiện quyền này của công dân, trong đó liên quan đến vị trí, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội cũng như sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức này trong việc cung cấp thông tin và bảo đảm những điều kiện để công dân tìm kiếm, phổ biến thông tin.
Xét về tính chất, quyền tiếp cận thông tin thể hiện mối quan hệ tương tác về thông tin giữa ba dạng chủ thể chính: các cơ quan nhà nước (khu vực nhà nước, các doanh nghiệp (khu vực kinh doanh) và các tổ chức, cá nhân công dân (xã hội dân sự). Như vậy, nghiên cứu về cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin phải đề cập đến mối quan hệ tương tác về thông tin giữa tất cả các chủ thể đó.
Khi áp dụng cơ chế vào kinh tế ta có khái niệm cơ chế kinh tế. Từ khái niệm của cơ chế chúng ta có thể hiểu cơ chế kinh tế là việc diễn biến xảy ra trong hệ thống kinh tế, đó là chỉ quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này sự tương tác giữa các thành phần kinh tế, các bộ phận trong ngành, các mặt cấu nền kinh tế trong quá trình vận dộng của mọi bộ phận, tạo nên sự vận hành của cả hệ thống kinh tế.
Cơ chế kinh tế có thể hiểu đơn giản hơn đây là chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế tạo nên sự vận động cũng như sự phát triển của kinh tế.
Cơ chế quản lý kinh tế là sự theo dõi, điều hành các tương tác, sự thay đổi, sự phát triển cũng như sự phát triển của kinh tế, về bản chất của cơ chế quản lý kinh tế đây là sự tương tác giữa các hình thức quản lý, ngoài ra ta cũng có thể hiểu cơ chế quản lý là sự diễn biến của quá trình quản lý. Trong diễn biến quá trình quản lý thì có sự tác động của nhiều biện pháp quản lý lên đối tượng và thu được những kết quả, sự khắc phục tiêu cực và đẩy mạnh tích cực.
Hiểu đơn giản nhất về cơ chế quản lý kinh tế là sự tương tác giữa các nguyên tắc, sự phân phối cũng như sự phối hợp giữa các biện pháp quản lý, các công cụ hỗ trợ quản lý được sử dụng đồng thời trong quá trình tác động lên các đối tượng kinh tế cần quản lý.
Hiện nay Việt Nam đang được thực hiện cơ chế quản lý kinh tế dưới sự thống nhất của nhà nước, đất nước đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp, tập trung sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, đưa Việt Nam thoát nghèo, ra khỏi tình trạng đói kém, từ nước chưa phát triển sang nước đang phát triển và có xu hướng phát triển đất nước hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
Để chuyển từ nền kinh tế bao cấp, tập trung sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường, nhà nước đã có những hoạt động nổi bật:
– Xây dựng được mối quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất.
+ Quan hệ sản xuất: Nhà nước cần xây dựng một chế độ sở hữu với nhiều loại hình sở hữu, sẽ làm giải phóng lực lượng sản xuất, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia xây dựng đất nước.
+ Với nhiều thành phần kinh tế, nhưng Nhà nước vẫn phải xác định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp Nhà nước và các công ty cổ phần nhà nước ở các ngành, lĩnh vực then chốt nhằm hạn chế được tiêu cực của nền kinh tế thị trường.
– Xây dựng lực lượng sản xuất đó là xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Biểu hiện ở hai mặt:
+ Xây dựng một phương thức quản lý sản xuất theo hướng chuyên môn hóa tập trung, hợp tác, liên hiệp hóa, đồng thời đẩy mạnh cách mạng khoa học kỹ thuật theo hướng cơ khí hóa, tự động hóa, hóa học hóa. Xây dựng một cơ cấu kinh tế phù hợp với lợi thế so sánh của đất nước, qua đó tạo ưu thế cho đất nước trong các quan hệ quốc tế. Phát triển kinh tế mở, đa dạng hóa và đa phương hóa các loại kinh tế.
+ Nước ta có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu và sở hữu tập thể về tư liêu sản xuất, có vai trò lớn trong lịch sử đã góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
3. Những ảnh hưởng khi không xây dựng cơ chế rõ ràng:
Nhìn từ mỗi cá nhân nhận thấy, để làm việc hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ cần phải xây dựng sẵn sàng cho bản thân một kế hoạch chi tiết. Vậy thì điều đó cũng áp dụng tương tự cho quy mô, phạm vi lớn hơn- một tổ chức, một quốc gia.
Đất nước, doanh nghiệp muốn phát triển chắc chắc phải có một cơ chế của riêng mình, được xây dựng dựa trên đặc điểm, mục tiêu riêng. Cơ chế chính là kim chỉ nam, có tác dụng điều hướng, dẫn đường cho toàn bộ công việc sẽ diễn ra như mong đợi.
Chính vì vậy mà khi không thể xây dựng nên một cơ chế tốt thì khó mà hoạt động suôn sẻ được. Toàn bộ các mục tiêu dù có được lên kế hoạch bài bản như thế nào đi chăng nữa thì vẫn khó lòng có thể thực hiện được thành công. Không có cơ chế tốt, mọi thứ vẫn được tiến hành thế nhưng kết quả chắc chắn sẽ không được như những gì chúng ta đã kỳ vọng.
Vì thế, khi bạn làm bất kể một nhiệm vụ nào cũng hãy cố gắng dành thời gian, tâm huyết để xây dựng nên một cơ chế rõ ràng, cụ thể. Có như vậy mới mong tạo ra được thành công, thậm chí là thành công ngoài mong đợi.
Kết luận: Như vậy, qua phân tích ở trên có thể hiểu ngắn gọn cơ chế quản lý chính là phương thức vận động, sắp xếp tổ chức để làm cơ sở, phương hướng cho sự vận động của sự vật hay hiện tượng trong tương lai. Rõ ràng với vai trò là một phương thức vận động, cách thức tổ chức sắp xếp đời sống nhằm tạo ra những tiền đề, hướng đi quan trọng đối với quá trình vận động của vạn vật trong tương lai cho nên cơ chế quản lý nhất định phải được vận dụng một cách thường xuyên, chặt chẽ và có hiệu quả ở mọi lĩnh vực.