Với sự phát triển của nền tảng kỹ thuật số và thói quen mua sắm của người dùng dần thay đổi, Facebook bắt đầu dấn thân vào phát triển thương mại điện tử. Mô hình mua sắm trực tuyến đem lại lợi nhuận cao hơn khiến các nhà bán lẻ, doanh nghiệp lớn đều muốn phát triển kinh doanh trên nền tảng số.
Mô hình CPAS ra đời để hỗ trợ cho nhà bán lẻ và doanh nghiệp. Hãy xem CPAS là gì và tầm quan trọng của mô hình này trong bài viết sau!
CPAS là gì?
CPAS, viết tắt của Collaborative Platform Advertising Solution, là mô hình quảng cáo cộng tác, nơi mà các nhà bán lẻ và thương hiệu lớn bắt tay nhau để mở rộng khả năng tiếp cận và tạo thêm doanh số.
Đây là một giải pháp marketing mới do Facebook hợp tác với các trang thương mại điện tử (TMĐT) tạo ra tháng 2/2019. Công cụ này cho phép các thương hiệu thúc đẩy người dùng mua sản phẩm có mặt trên sàn TMĐT (như lazada, shopee, tiki hoặc Sendo) thông qua quảng cáo động (Dynamics Ads) của Facebook.
Và đúng như tên gọi của nó, quảng cáo CPAS có lợi cho cả hai bên, trong đó các thương hiệu tiếp cận nhiều khách hàng hơn còn các nhà bán lẻ tăng doanh số.
Mục tiêu cuối cùng chính là tạo ra lợi nhuận, chuyển đổi đơn hàng thành công và đo lường được kết quả cụ thể. Với những con số dữ liệu cụ thể, CPAS giúp doanh nghiệp có thể lên kế hoạch cho chiến dịch marketing trong tương lai và dự đoán chi phí phải bỏ ra.
Với việc sử dụng Quảng Cáo Facebook CPAS, các nhà bán lẻ nhận được các liên kết dẫn đến danh mục và trang sản phẩm của họ. Trong khi đó, các thương hiệu cũng đạt được lợi thế rõ ràng thông qua việc mở rộng phạm vi tiếp cận sản phẩm của họ và tăng doanh số – Theo Hannah, 2019
Khi sử dụng mô hình CPAS, thương hiệu có thể điều hướng người mua hàng đến thẳng các nhà bán lẻ. Người dùng sẽ mua trực tiếp tại đó, tăng doanh thu cho nhà bán lẻ mà thương hiệu lại được biết đến nhiều hơn.
Ví dụ: Hãng quần áo X quảng cáo loại áo khoác lông mùa đông với content rất thu hút. Trong content đó để lại link liên kết với nhà bán lẻ, khi người dùng nhấn vào link đó sẽ thấy mở ra trang của lazada. Đó chính là mô hình CPAS.
Tại sao các thương hiệu và nhà bán lẻ chọn Facebook CPAS?
Sự xuất hiện của Quảng Cáo Facebook CPAS là giải pháp giúp các thương hiệu và cả nhà bán lẻ “theo đuổi” người dùng một cách hiệu quả cho đến khi họ mua hàng thành công. Cụ thể những lợi ích mà CPAS mang lại gồm:
Đối với thương hiệu:
- Thu thập, đo lường được hiệu suất và chuyển đổi quảng cáo
- Nhắm đối tượng mục tiêu sẵn có của Facebook
- Giới thiệu các sản phẩm có liên quan cho những đối tượng có khả năng mua hàng cao hơn
- Tự động hóa quảng cáo
- Trực tiếp thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang sản phẩm của thương hiệu
- Báo cáo chiến dịch sâu sắc với dữ liệu thời gian thực
- Được hỗ trợ bởi một nền tảng an toàn và đáng tin cậy giúp tăng lưu lượng truy cập và phạm vi tiếp cận
- Không cần thiết kế và phát triển trang web thương mại điện tử của riêng bạn
Đối với nhà bán lẻ:
- Phương pháp hợp tác “win-win” và dễ tiếp cận với các thương hiệu khác nhau.
- Tạo ra nhiều doanh số hơn và nhận được nhiều hơn về nhận biết thương thiệu
- Đẩy mạnh lượt tiếp cận cho nền tảng của bạn với các Quảng Cáo CPAS xác đáng
>> Xem thêm: Cách SEO fanpage Facebook hiệu quả và đầy đủ nhất
Điểm nổi bật của mô hình quảng cáo Facebook CPAS
Khi đã hiểu rõ mô hình quảng cáo CPAS là gì và cách thức hoạt động của nó, bạn sẽ phần nào thấy được điểm nổi bật mà hình thức quảng cáo Facebook này mang lại. Sự thật là, các sàn thương mại điện tử luôn khuyến khích các thương hiệu sử dụng mô hình quảng cáo CPAS. Điều đó khiến nhiều người đặt câu hỏi về tầm quan trọng thực sự của mô hình này.
Target mục tiêu khách hàng chính xác
Điểm vượt trội đầu tiên chính là quảng cáo CPAS giúp xác định đúng tệp khách hàng bạn cần. Rà soát, lọc lại những khách hàng đã xem sản phẩm hoặc đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa thanh toán. Chưa hết, kể cả những khách hàng đã mua sản phẩm cũng được retarget lại với mục đích bán kèm thêm, bán combo,…
Việc làm này giải quyết được vấn đề chính là đưa những khách hàng tiềm năng từ đầu phễu xuống tiếp các tầng phễu thấp hơn, sau đó trở thành khách hàng thực sự của bạn.
Ví dụ: khi bạn click vào một sản phẩm làm đẹp có giá 2.900.000VNĐ. Bạn thấy giá hơi đắt, và chần chừ chưa muốn mua. Tuy nhiên vì ưng ý sản phẩm nên vẫn lưu sản phẩm lại giỏ hàng. Cách thương hiệu Retarget là đem đến một quảng cáo khác với giá ưu đãi hơn hẳn chỉ 2.700.000VNĐ + voucher giảm 30K + freeship. Với ưu đãi này khách hàng thấy mình có lợi hơn và muốn tiến hành đặt hàng ngay lập tức.
Kiểm soát ngân sách chủ động khi đo lường ROI, Conversion Rate
Hiểu được quảng cáo CPAS là gì, sẽ giúp bạn kiểm soát chi phối được ngân sách bỏ ra cho marketing. Khi đo lường ROI, Conversion Rate từ các số liệu cụ thể cho bạn thấy rõ hiện trạng marketing và hiệu quả của chiến dịch.
Công thức đặc biệt được đưa ra để tính toán tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng:
TLCD (CR%) = SPBR (Item Sold)/ SLX SP
Trong đó:
- TLCD (CR%) là tỷ lệ chuyển đổi ra thành đơn hàng
- SPBR (Item Sold) là số sản phẩm được bán ra
- SLXSP là số lượng đã xem sản phẩm
Từ kết quả của công thức tính CR%, bạn sẽ biết được khả năng thành công của dự án là bao nhiêu. Kinh phí dự trù cho tương lai và kế hoạch để gia tăng CR% là gì. Kết hợp quảng cáo CPAS với công cụ khác để tạo nên kết quả cao hơn
Trong mô hình CPAS, bạn cần chú ý đến 2 giai đoạn trong mùa Mega Sale bao gồm: Giai đoạn Teasing và Giai đoạn D-Day.
- Giai đoạn Teasing: Mục tiêu hướng đến sự chú ý của người dùng, khiến người dùng thêm sản phẩm vào giỏ hàng. Với tâm lý chờ đợi săn sale, mua hàng khuyến mãi đúng dịp khách hàng có thể chốt mua.
- Giai đoạn D-Day: Giải quyết bài toán khó làm sao để khách hàng mua sản phẩm của bạn, mua kèm, mua combo, tăng khối lượng sản phẩm,…
Để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh số bán hàng cho cửa hàng bán lẻ trực tuyến, bạn cần kết hợp các công cụ nội sàn với CPAS.
Đầu tiên, hãy sử dụng Shopee/Lazada/Sendo/Tiki Ads để chạy quảng cáo với đối tượng khách hàng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu nếu bị đánh trúng insight sẽ tò mò muốn click vào và xem xét sản phẩm của bạn (ID của khách hàng sẽ được lưu lại tại đây).
Tiếp theo, Sử dụng mô hình CPAS để quảng cáo lại cho khách hàng mục tiêu này trên Facebook. Giả dụ khi bạn sử dụng content về sản phẩm đối tượng khách hàng đó quan tâm cùng một deal sale sập sàn.
Sự tò mò kích thích người đó click vào link kèm theo, khả năng cao khi thấy deal hot khách hàng sẽ chốt đơn. Các hành vi lưu voucher hay thêm vào giỏ hàng cho thấy rõ nhu cầu của khách hàng. Khách hàng lúc này chỉ còn chờ đợi dịp thuận lợi để thanh toán sản phẩm (ví dụ ngày nhận lương).
Tổng Kết
Khi đã đặt ra câu hỏi mô hình CPAS là gì, có nghĩa là bạn đang dần tiệm cận đến thành công. Hãy nắm vững những kiến thức trên, chúng sẽ giúp bạn đột phá doanh thu trong tháng tới.
>> Xem thêm: Top tính năng Facebook Ads hiệu quả dành cho mọi nhà tiếp thị