Ngày nay, sự cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Để có thể đứng vững trên thị trường lâu dài, doanh nghiệp luôn phải tìm cách xây dựng các chiến lược khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Định vị thị trường là việc làm rất quan trọng và cấp thiết mà doanh nghiệp phải xác định trong chiến lược phát triển kinh doanh của mình.
Hãy cùng Haravan tìm hiểu về cách định vị thương hiệu mang lại hiệu quả cao nhất qua bài viết sau.
1. Định vị thị trường là gì?
Định vị thị trường là gì?
Định vị thị trường (Market Positioning) là quá trình doanh nghiệp xác định các đặc điểm, tính năng nổi bật, độc đáo của sản phẩm, dịch vụ mình có sự khác biệt và vượt trội hơn so với các đối thủ khác trên thị trường. Từ các đặc điểm đó, doanh nghiệp khẳng định giá trị tối ưu mang đến cho người tiêu dùng, hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ để mang nét riêng, tạo độ tin cậy và khẳng định vị thể riêng về thương hiệu trong lòng khách hàng.
Khi thực hiện các chiến lược định vị thị trường, bạn cần phải nắm rõ giá trị 4P trong marketing mang lại hiệu quả cao hơn gồm: Promotion (Khuyến mãi) – Price (Giá cả) – Place (Địa điểm) – Product (Sản phẩm). Định vị thị trường là những bước quan trọng đầu tiên giúp cho doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình. Nhờ vào cách tạo dấu ấn riêng về thương hiệu với khách hàng, độ tin vậy của doanh nghiệp sẽ dần tăng lên và có thể đứng vững trên thị trường lâu dài.
2. Tại sao cần phải định vị thị trường?
Đối với người làm kinh doanh thì đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc định vị thị trường. Dưới đây là những lợi ích cũng như lý do để các nhà kinh doanh nên đầu tư cho việc định vị thương hiệu của mình trên thị trường đầy tính cạnh tranh.
2.1. Tạo sự khác biệt trên thị trường
Với tình hình số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngày càng đông như hiện nay thì một câu hỏi đặt ra cho các nhà kinh doanh là cần làm gì để khách hàng sẽ lựa chọn mình chứ không phải là các đối thủ khác. Giải pháp thiết yếu và hiệu quả nhất có thể giải quyết vấn đề này chính là xây dựng chiến lược định vị thị trường.
Nếu như bạn đưa ra được chiến lược thiết thực, nêu bật được nét riêng của sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp cũng như giải quyết được nhu cầu của khách hàng, mang đến cho họ những trải nghiệm vượt trội về sản phẩm so với các đối thủ thì bạn đã thành công trong việc khẳng định vị thể thương hiệu.
2.2. Dễ dàng tiếp cận khách hàng
Khi đã có tên tuổi, vị thể rõ ràng trên thị trường thì doanh nghiệp của bạn sẽ tiếp cận chính xác và dễ dàng với các khách hàng mục tiêu hơn. Doanh nghiệp sẽ tối ưu được một khoản chi phí lớn bỏ ra cho việc marketing, quảng bá tiếp thị sản phẩm cho các đối tượng khách hàng không thật sự có nhu cầu. Hơn nữa, khi thương hiệu đã tạo được dấu ấn riêng trong lòng khách hàng, bạn cũng sẽ không cần quá mất công đi tìm khách hàng và những người thực sự quan tâm đến thương hiệu của bạn họ sẽ chủ động tìm đến.
Định vị thương hiệu để dễ dàng tiếp cận khách hàng
2.3. Thúc đẩy hành động mua hàng
Xét về tâm lý mua hàng, khách hàng khi đưa ra một quyết định mua hàng sẽ luôn có các sự ưu tiên theo thứ tự độ uy tín của thương hiệu. Nếu như thương hiệu của bạn nắm giữ vị trí tín nhiệm càng cao trong tâm trí khách hàng thì sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ có tỷ lệ được chọn cao hơn.
Do vậy, nếu việc định vị thị trường của doanh nghiệp càng mạnh mẽ thì tỷ lệ khách mua hàng sẽ càng cao. Khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ hợp lý thì khách hàng sẽ không ngần ngại mà chọn ngay thương hiệu của bạn để không mất thời gian lựa chọn.
2.4. Tạo ấn tượng với khách hàng mục tiêu
Khi doanh nghiệp đã tạo được dấu ấn trên thị trường thì việc giữ chân khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chiến lược kinh doanh lâu dài bằng cách bám rễ trong lòng khách hàng mục tiêu, gây sự tin tưởng, yêu mến sẽ giúp doanh nghiệp làm dày thêm tệp khách hàng trung thành. Cách làm này đã được nhiều thương hiệu có tên tuổi áp dụng thành công như Vinamilk, Coca Cola, Sony,…
2.5. Tăng khả năng cạnh tranh
Khi doanh nghiệp đã định vị thị trường thành công thì việc cạnh tranh với các đối thủ sẽ trở nên dễ dàng hơn, dễ vượt lên để dẫn đầu thị trường. Doanh nghiệp một khi đã có vị trí vững chắc thì khách hàng sẽ nhận thức rõ hơn thương hiệu và giá trị mà doanh nghiệp mang lại. Việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng sẽ tạo được lòng tin bền vững mà khó có đối thủ nào thay thế được.
2.6. Xây dựng nền tảng phát triển lâu dài
Định vị thương hiệu là cách để doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc ngay từ khi mới bắt đầu để có thể phát triển lâu dài trong tương lai. Khi mà doanh nghiệp đã tạo được sự tín nhiệm trong trong lòng khách hàng thì rất thuận lợi để phát triển mở rộng quy mô cũng như mở rộng thêm các sản phẩm mới.
3. Các chiến lược định vị thị trường phổ biến
Muốn xây dựng thương hiệu tồn tại lâu dài thì các nhà kinh doanh phải vạch ra được lộ trình cũng như kế hoạch cụ thể. Dưới đây là các loại định vị thị trường mà các doanh nghiệp thường áp dụng.
3.1. Dựa trên giá trị sản phẩm
Đây là chiến lược mà các thương hiệu cao cấp thường sử dụng để định vị bản thân trên thị trường kinh doanh khốc liệt. Đã có rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra số tiền hàng chục đến cả trăm triệu để có thể sở hữu những chiếc túi hàng hiệu đắt đỏ chỉ vì giá trị thương hiệu về mặt tinh thần của nó. Các doanh nghiệp các biết cách đánh vào tâm lý khách hàng, rằng các dòng sản phẩm cao cấp đó sẽ giúp khách hàng cảm thấy sang trọng hơn.
Xây dựng thương hiệu dựa trên giá trị sản phẩm
3.2. Dựa trên giá cả sản phẩm
Việc định vị thị trường theo giá cả đòi hỏi doanh nghiệp cần phải xác định rõ phân khúc khách hàng mà mình muốn hướng đến. Nếu nhóm khách hàng hướng đến là những người có thu nhập trung bình thì giá sản phẩm cần được điều chỉnh tốt nhất là thấp hơn mặt bằng chung của thị trường để giành được ưu thế cạnh tranh. Còn các thương hiệu lựa chọn phân khúc giá cao thì cần phải xây dựng hình ảnh, thương hiệu cao cấp, chuyên nghiệp để phù hợp với thị hiếu khách hàng hướng tới.
3.3. Dựa trên công dụng sản phẩm
Đây là một chiến lược được nhiều doanh nghiệp sử dụng rất phổ biến. Doanh nghiệp sẽ chỉ ra được những đặc điểm nổi bật, nét đặc trưng của thương hiệu cũng như công dụng vượt trội mà sản phẩm, dịch vụ của mình mang lại để cạnh tranh với các đối thủ. Nếu các đặc tính, công dụng của sản phẩm bạn mang lại thực sự nổi bật thì khách hàng sẽ dễ dàng ưu tiên lựa chọn thương hiệu của bạn hơn và dần dần tên tuổi doanh nghiệp sẽ có chỗ đứng trên thị trường.
3.4. Dựa trên chất lượng sản phẩm
Một trong những chiến lược định vị thị trường bền vững được các doanh nghiệp sử dụng là dựa trên sản phẩm, dịch vụ mà mình tạo ra. Doanh nghiệp có thể dựa trên những nghiên cứu và cải tiến về công nghệ để tìm ra các tính năng mới mẻ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó doanh nghiệp đầu tư sản xuất nâng cao chất lượng những sản phẩm, dịch vụ mà mình tạo ra để cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ.
Khi mà doanh nghiệp sở hữu những sản phẩm chất lượng cao thì họ sẽ có quyền quyết định giá thành cao hơn so với thị trường để bù vào các chi phí sản xuất. Đối với những khách hàng ưu tiên chất lượng sản phẩm thì họ sẽ không ngần ngại bỏ thêm một số tiền để mua nó.
3.5. Dựa vào nhân khẩu học
Có rất nhiều thương hiệu dựa trên yếu tố nhân khẩu học để tập trung thị phần lớn nhất của mình. Ví dụ như các yếu tố tuổi tác, giới tính,… được doanh nghiệp tập trung khai thác. Điển hình Dove là sản phẩm chuyên dành cho phụ nữ, Romano là thương hiệu hướng đến nam giới còn các sản phẩm của Johnson & Johnson chuyên dành cho trẻ em.
Định vị thị trường dựa trên nhân khẩu học
4. 5 bước thực hiện định vị thị trường hiệu quả
Để chiến lược định vị thương hiệu của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu nhất thì việc nắm rõ quy trình thực hiện là rất quan trọng. Dưới đây là các thông tin để bạn hiểu rõ hơn về các bước xây dựng thương hiệu trên thị trường.
4.1. Nghiên cứu, tìm hiểu đối thủ
Trước khi bắt tay vào nghiên cứu chiến lược định vị cho mình, bạn cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh, nắm bắt được các điểm mạnh, điểm yếu và tình hình kinh doanh của đối thủ. Điều này giúp bạn biết được mình đang ở đâu và cần phải làm gì để cạnh tranh hiệu quả nhất. Khi phân tích đối thủ, bạn cần chú ý các yếu tố sau:
-
Thị phần: Nghiên cứu thị phần mà đối thủ đang có và tốc độ phát triển của họ trên thị trường.
-
Lịch sử phát triển: Cách mà đối thủ triển khai các chiến lược truyền tải thông điệp, tiếp thị sản phẩm và khách hàng đón nhận ra sao.
-
Chiến lược: Phân tích các chiến lược marketing đạt hiệu quả cao của đối thủ, các kênh truyền thông mà đối thủ đang sử dụng, phân tích các điểm mạnh và điểm yếu.
-
Khách hàng: Tìm hiểu đối tượng khách hàng mà đối thủ hướng đến là ai, độ tương tác và tín nhiệm của khách hàng với đối thủ ra sao.
-
Sản phẩm: Điều gì làm nên sự khác biệt về sản phẩm của đối thủ, họ xây dựng thương hiệu của mình ra sao.
Bên cạnh đó, bạn cần chỉ ra những thế mạnh và hạn chế của doanh nghiệp mình để so sánh, đánh giá với đối thủ để có thể tìm ra các khoảng trống thị trường cũng như xác định chiến lược phù hợp nhất.
4.2. Xác định vị thế thương hiệu trên thị trường hiện tại
Tiếp theo, bạn cần xác định được hiện tại doanh nghiệp của mình đang ở đâu, bạn muốn doanh nghiệp của mình là ai, nằm ở vị trí nào trong tương lai. Điều này rất quan trọng trong quá trình định vị thị trường mục tiêu. Một số tiêu chí đánh giá mà bạn có thể tham khảo là:
-
Dựa vào lượt tìm kiếm về thương hiệu: Chỉ số này thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng đến thương hiệu của bạn. Bạn có thể dùng các công cụ hỗ trợ như Ahrefs, Google Keyword Planner,…
-
Dựa vào số lượng tương tác trên các kênh truyền thông: Chỉ số này được đánh giá dựa trên số lượt tiếp cận, tương tác của khách hàng cho các bài viết trên kênh mạng xã hội.
-
Dựa vào lượt truy cập website doanh nghiệp: Đánh giá dựa trên số lượt truy cập và thời lượng dùng chân của khách hàng đối với website của doanh nghiệp. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Analytic và Google Search Console.
Xác định vị thế thương hiệu trên thị trường hiện tại
4.3. Xác định sự khác biệt của thương hiệu mình
Từ những thông tin thu thập và phân tích ở trên, bạn cần phải tìm ra được nét riêng biệt của sản phẩm, dịch vụ mình sở hữu hoặc tìm ra các khoảng trống thị trường mà đối thủ chưa khai thác để bước chân vào. Bằng cách phân tích chiến lược của đối thủ, đối chiếu so sánh với doanh nghiệp mình, bạn sẽ có thêm cơ sở để xác định một hướng đi thật khác biệt cho mình. Bạn có thể so sánh các yếu tố như:
-
Ý nghĩa thông điệp của bạn truyền tải khác gì so với đối thủ?
-
Giá trị cốt lõi mà sản phẩm/ dịch vụ của bạn mang lại có trùng lặp với đối thủ không?
-
So sánh bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp mình và của đối thủ hiện tại có gì vượt trội hơn và cần khắc phục hay không.
-
Mức độ tương tác các thông điệp quảng cáo, tiếp thị của mình so với đối thủ ra sao, cần điều chỉnh gì hay không.
4.4. Đưa ra chiến lược định vị thị trường
Khi đã thu thập đủ các thông tin cần thiết, điều cần làm tiếp theo là xây dựng chiến lược định vị thị trường cho riêng mình. Đây là bước quan trọng để đưa ra cái nhìn cụ thể và bao quát nhất cho lộ trình phát triển thương hiệu của bạn. Bạn có thể tham khảo một số tiêu chí phác thảo chiến lược sau đây:
-
Chiến lược vạch ra cần dễ hiểu, đơn giản.
-
Các thông tin để xây dựng chiến lược phải có tính đo lường.
-
Đặt ra thời gian cụ thể cho các hạng mục.
-
Các công việc và giai đoạn thực hiện phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau.
Đưa ra chiến lược định vị thị trường
4.5. Đánh giá hiệu quả chiến lược
Khi đã có được chiến lược định vị thị trường phù hợp và triển khai vào thực tế, song song với đó thì doanh nghiệp cần phải thường xuyên theo dõi, giám sát hiệu quả chiến lược mang lại. Đánh giá được dựa trên các số liệu cụ thể thu thập được, các cuộc khảo sát khách hàng, phỏng vấn, thăm dò ý kiến khách hàng,… Khi đã đánh giá được hiệu quả vào các thời điểm khác nhau thì doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đó để điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.
5. Các ví dụ điển hình về định vị thị trường
Dưới đây là một số ví dụ điển hình về cách định vị thị trường thành công của các thương hiệu đình đám mà các bạn có thể tham khảo.
5.1. Apple
Hãng Apple
Có lẽ sức hút từ các thiết bị công nghệ nhà Apple chưa bao giờ giảm nhiệt. Khác với các đối thủ cạnh tranh năng ký khác như Samsung, LG,… Apple đã chọn một lối đi hoàn toàn riêng trên thị trường để mang giá trị sản phẩm đến người tiêu dùng. Apple hướng đến sự sang trọng, đẳng cấp mà sản phẩm của mình mang lại cho khách hàng khi tập trung vào phát triển các tính năng mới, thiết kế theo một phong cách riêng cùng với chất lượng tuyệt vời.
Giá thành của Apple luôn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác song khách hàng vẫn sẵn sàng chi trả số tiền lớn để sở hữu những chiếc điện thoại, laptop, thiết bị thông minh của Apple bởi giá trị mà một thương hiệu cao cấp, sang trọng mang lại.
5.2. Vinamilk và TH True Milk
Định vị thương hiệu Vinamilk
Cả hai thương hiệu sản xuất và kinh doanh sữa Vinamilk và TH True Milk đã rất thành công trong việc định vị thị trường, tạo chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu trong lòng khách hàng. Hai thương hiệu này đều lựa chọn những hình ảnh thích hợp, có nét đặc trưng riêng để hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu:
-
Vinamilk sử dụng hình ảnh những con bò vui nhộn trên đồng cỏ xanh cho các chiến dịch quảng cáo để hướng sản phẩm tới trẻ em và các bà mẹ mong muốn con mình cao lớn, khỏe mạnh, tinh nhanh.
-
TH True Milk sử dụng hình ảnh đồng cỏ thiên nhiên và bầu trời xanh làm chủ đạo, gây dựng một thương hiệu sữa sạch, sản xuất theo quy trình chuẩn hướng đến các bà mẹ mong muốn sử dụng thực phẩm sạch cho gia đình.
Biti’s Hunter xây dựng chiến lược định vị thị trường dựa trên nhóm khách hàng mục tiêu là những người trẻ tuổi yêu thích phong cách thể thao và hoạt động ngoài trời. Với mục tiêu này, Biti’s Hunter hướng đến cả nam và nữ, nhưng tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và trung bình trở lên.
Sản phẩm của Biti’s Hunter, bao gồm giày thể thao và sandal, nổi tiếng với chất lượng cao và thiết kế thời trang. Các sản phẩm của họ được thiết kế đa năng, phù hợp cho các hoạt động ngoài trời như đi bộ, leo núi, câu cá và camping. Chiến lược định vị thị trường của Biti’s Hunter tập trung vào việc thể hiện những đặc điểm này và xây dựng hình ảnh của mình là một thương hiệu đáng tin cậy và phù hợp cho những người yêu thích cuộc sống năng động và khám phá.
6. Kết luận
Định vị thị trường là cách làm hiệu quả để sớm tạo ra nét riêng, khẳng định vị thế doanh nghiệp và tăng sức cạnh tranh với các đối thủ. Nếu xây dựng thương hiệu tốt, về lâu dài doanh nghiệp sẽ cắt giảm được một khoản chi phí lớn cho việc đầu tư quảng bá, marketing sản phẩm. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, Haravan đã giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc định vị thương hiệu trên thị trường và biết cách xây dựng chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp mình.
–
Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!
>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Chiến lược đại dương xanh là gì và những nguyên tắc chiến lược quan trọng bạn cần nắm
- Tham khảo các chiến lược xâm nhập thị trường phổ biến nhất hiện nay
- Những suy nghĩ sai lầm về Marketing Automation mà nhiều người mắc phải