Những năm trở lại đây, trên thị trường lao động Việt Nam nghe nhiều đến quan đến cụm từ “Headhunter“, đặc biệt là giới nhân sự cấp quản lý, họ thường tìm việc làm lương cao qua các công ty headhunter. Vậy headhunter là gì? Và câu chuyện phát triển dịch vụ headhunter tại Việt Nam như nào?. Chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả trong bài viết dưới đây. Sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ biết về những thông tin sau:MỤC LỤC
1. Headhunter là gì? Tại sao có loại hình dịch vụ Headhunter?2. Headhunter đảm nhiệm những công việc gì? >>> Lợi ích khi tìm việc qua thợ săn đầu người3. Headhunter có giống HR không? HR muốn làm headhunter phải làm những gì?4. Bí quyết thành công của Headhunter5. Best headhunter bật mí kỹ năng cần có6- Lời khuyên dành cho Fresh Headhunter7- Mức lương của headhunter là bao nhiêu?8- Những khó khăn của nghề săn đầu người gặp phải9. Top 3 công ty Headhunter nổi tiếng nhất tại Việt Nam10. Phần mềm quản lý Headhunter cho doanh nghiệp – Talentbold
1. Headhunter là gì?
Dưới đây là những thông tin mà HRchannels trên cương vị là một Headhunter làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp cao với hơn 15 năm kinh nghiệm, đồng hành cùng doanh nghiệp và ứng viên sẽ đưa ra những chia sẻ cùng bạn.
Trước khi trả lời câu hỏi Headhunter là gì?. Có lẽ chúng ta cần nên trả lời cho câu hỏi “Tại sao có lại loại hình Headhunter?“. Về câu hỏi này, sau khi trao đổi với ông Nguyễn Đức Chính, Tổng Giám đốc điều hành hãng Headhunter HRchannels Group, chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc như sau. “Dịch vụ headhunter trên thế giới ra đời vào giữa thế kỷ XX, khi mà các hãng sản xuất công nghiệp lớn ra đời tại phương tây, và nó chỉ du nhập vào Việt Nam vào đầu những năm 2000, khi mà các hãng Fortune 500 vào đầu tư tại Việt Nam. Vậy tại sao sinh ra dịch vụ headhunter?. Headhunter ra đời khi quy mô sản xuất là quy mô tập đoàn, trong đó có hệ thống liên kết chuỗi cung lớn. Với quy mô tập đoàn, các nhà máy lớn được đầu tư với lượng tài chính khổng lồ, việc phát triển và bán hàng được liên kết chặt chẽ bởi những hợp đồng kinh tế lớn, có nhiều ràng buộc. Vì vậy, áp lực để R&D, sản xuất và cung ứng sản phẩm đúng hạn là một yếu luôn được đưa vào mô hình quản trị rủi ro của Ban điều hành. Khi đầu tư hạ tầng lớn, R&D mạnh, liên kết chuỗi cung ứng chặt trẽ, việc bố trí nhân sự cốt lõi (key) để vận hành thông suốt không phải là chi phí đơn thuần, khi đó con người cốt lõi đã trở thành khoản đầu tư không thể thiếu, giống như đầu tư Tiền hoặc Máy móc. Khi đó, các hãng tập đoàn dù vẫn duy trì đội ngũ tuyển dụng nội bộ nhưng không thể không dùng dịch vụ headhunter. Bởi đơn giản, chi phí khấu hao tài sản và cơ hội kinh doanh khi “đợi tuyển người từ HR nội bộ” sẽ lớn hơn rất nhiều chi phí 2-3 tháng lương cho hãng săn đầu người, vốn chỉ săn thành công trong 3-7 ngày….”. Đó là lý do có Headhunter! Là một thị trường đầy hứa hẹn, Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều sự đầu tư của các tập đoàn quốc tế lớn dẫn đến nhu cầu về nhân sự cao cấp đang ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, ban lãnh đạo nhiều công ty đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các vị trí chủ chốt do thiếu kinh nghiệm tuyển dụng. Kết quả là, dịch vụ headhunt trở thành một lựa chọn cứu cánh của nhiều công ty. Cũng vì thế mà có rất nhiều chuyên viên tuyển dụng nội bộ hoặc các bạn sinh viên khối Nhân lực mới ra trường lựa chọn để trở thành một Headhunter, một nghề chuyên nghiệp.
Headhunter hay còn được gọi bằng những cái tên khác như chuyên viên tuyển dụng cấp cao, người đi săn chất xám hay thợ săn đầu người là những người làm trong ngành dịch vụ tư vấn, tuyển dụng nhân sự theo các đơn đặt hàng của các công ty. Nói một cách khác, họ đóng vai trò là cầu nối giữa nhân tài và các doanh nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng và mong muốn sở hữu nhân tài của mỗi doanh nghiệp ngày càng cao. Headhunter xuất hiện như một “cơn nắng hạn gặp mưa rào” giúp các ứng viên và doanh nghiệp “tìm một mảnh ghép hoàn hảo” của mình trong thời gian ngắn nhất, nhanh nhất!
2. Headhunter đảm nhiệm những công việc gì?
Headhunters sẽ sử dụng rất nhiều kỹ năng vào trong công việc, bởi rằng đây là một dịch vụ cao cấp, yêu cầu sự chuyên nghiệp, tốc độ xử lý nhanh, chính xác. Dưới đây là các công việc điển hình mà một headhunter sẽ đảm nhận. Tuy nhiên, đi sâu vào chi tiết sẽ có những công việc khác nữa.
– Tìm kiếm ứng viên tiềm năng thông qua nhiều nguồn thông tin: mang lưới mối quan hệ, mạng xã hội (facebook, linkedin, zalo,…), các website tuyển dụng, các chương trình tuyển dụng,….
– Kết nối với ứng viên để tìm hiểu về mong muốn, kỹ năng, kinh nghiệm,…để có thể giới thiệu đúng công việc họ đang mong muốn và đúng với khả năng của họ.
– Làm việc với doanh nghiệp đối tác để nhận các thông tin tuyển dụng, hiểu rõ những yêu cầu tuyển dụng, văn hóa doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, thương hiệu, sơ đồ tổ chức,….Bởi vì, headhunter là một bên thứ ba, so với các chuyên viên tuyển dụng nôi bộ thì không thể biết rõ được những thông tin đấy. Vì vậy bắt buộc họ phải trao đổi, tìm hiểu kỹ để đưa ra những thông tin cần thiết, chính xác cho ứng viên khi cần. – Sàng lọc hàng trăm hồ sơ ứng viên để tìm ra những hồ sơ ứng viên phù hợp nhất, có tỉ lệ trúng tuyển cao nhất.
– Thực hiện xác minh thông tin ứng viên – Reference Check, các thông tin xác minh như: công việc, trách nhiệm, vai trò và những thành tích mà ứng viên ghi trong CV.
– Hỗ trợ ứng viên nâng cao Resume, CV làm sao cho phù hợp nhất với vị trí đang tuyển dụng. Điều này không có nghĩa là headhunter sẽ giúp ứng viên fake CV, headhunter hiểu rõ những yêu cầu quan trọng của khách hàng và làm nổi bật những thông tin mà ứng viên có để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
– Đặt lịch hẹn phỏng vấn ứng viên – để giữa doanh nghiệp và ứng viên có thể buổi phỏng vấn diễn ra chuyên nghiệp. Thời gian phỏng vấn, địa điểm phỏng vấn, thành phần tham gia phỏng vấn, những thông tin cơ bản có trong phỏng vấn,… Phỏng vấn giữa ứng viên, nhà tuyển dụng có nhiều hình thức: online, trực tiếp,…Thì vai trò của headhunter là sẽ là người setup, theo dõi buổi phỏng vấn đó. Để đảm bảo rằng buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và thành công.– Thực hiện các nghiệp vụ, kỹ năng để đảm bảo sự bảo mật thông tin của cả khách hàng và ứng viên trong quá trình tuyển dụng.
– Gửi thông tin offer, thư mời làm việc và giữ liên lạc với ứng viên trong suốt quá trình ứng viên làm việc tại công ty nhà tuyển dụng. Để có vấn đề gì sẽ hỗ trợ, khảo sát mức độ hài lòng của ứng viên. >>>> Đọc thêm: Công ty headhunter tuyển dụng như thế nào?
3. Headhunter và HR có giống nhau? HR nội bộ muốn trở thành Headhunter phải làm những gì?
Kinh nghiệm tuyển dụng
Headhunter có đội ngũ chuyên gia lĩnh vực “săn đầu người”, những chuyên gia hunter này phải giàu kinh nghiệm xử lý các bài toán nhân sự “hóc búa” làm việc tại các lĩnh vực khác nhau trong các công ty có văn hóa khác nhau, trong khi các HR thường làm việc trong Phòng Nhân sự của chính công ty đó. Vì vậy, headhunter phải có kỹ năng đặc biệt hiểu về kinh tế nghành, các loại mô hình nhân sự, các mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc thù. Đây là yếu tố giúp headhunter có thể tìm “mảnh ghép còn thiếu” ngay cả khi, họ không là một bộ phận trong mảnh ghép đó.
Sứ mệnh và nhiệm vụ
Trong khi các HR luôn đau đầu với nhiều tác nghiệp khác nhau trong công ty từ hành chính, đến C&B, đến tuyển dụng, xây dựng văn hóa,…. thì các Hunter thực thi sứ mệnh “ghép người phù hợp nhất trong thời gian ngắn nhất” làm sứ mệnh tiên phong. Sở hữu mạng lưới quan hệ rộng lớn các nhân sự cấp cao, áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn, đào tạo kỹ năng phỏng vấn- đánh giá đỉnh cao, họ theo dõi và cập nhật hồ sơ ứng viên và chỉ đề xuất các hồ sơ thật sự xuất sắc và phù hợp với phần mô tả công việc và văn hóa doanh nghiệp.
Để làm được điều này, việc xây dựng mối quan hệ thân thiết với các doanh nghiệp & ứng viên là điều vô cùng cần thiết.
HR nội bộ muốn trở thành Headhunter phải làm những gì?
Nhiều HR sau một thời gian làm nội bộ muốn tập trung chuyên sâu về tuyển dụng có thể chuyển làm headhunter chuyên nghiệp. Để trở thành headhunter chuyên nghiệp, họ phải cần phải đào tạo các modul và quy trình làm một headhunter chuyên nghiệp. Các kỹ năng tìm hiểu về kinh tế nghành, các mô hình quản trị con người, phương pháp giao tiếp phỏng vấn chuyên nghiệp,…. Các HR nội bộ có thể apply vào các công ty headhunter hoặc có thể tham gia Mạng lưới Tiến Cử Nhân Tài với tư cách là Remote Headhunter hoàn toàn miễn phí, để tiến cử ứng viên – nhận thưởng đề xuất ứng viên thành công trực tiếp từ Doanh nghiệp. Hiện nay tại Việt Nam có mạng lưới Headhunter tiến Cử nhân tài TalentBold-hunting Network, đơn vị tiên phong cung cấp nền tảng kết nối trực tiếp Remote Headhunter với Doanh nghiệp Tuyển dụng.
4. Bí quyết thành công của nghề săn đầu người
Nghề của người làm tư vấn
Khi được hỏi về bí quyết cốt tử thành công của hãng headhunter, ông Nguyễn Đức Chính CEO HRchannels chia sẻ: Trước hết, Headhunter là những chuyên viên tư vấn, chính vì vậy, họ là những người có ít nhất 3 kỹ năng thiện xạ sau: một là giao tiếp tốt hai là kiến thức về kinh tế ngành và cuối cùng là am hiểu về con đường sự nghiệp (career path) của mỗi ứng viên. Tại HRchannels, mỗi chuyên gia headhunter của chúng tôi được đào tạo để coi mỗi cuộc phỏng vấn ứng viên là một quá trình thiêng liêng. Thiêng liêng bởi, chuyên gia phải vừa như một người “thầy thuốc” để khám bệnh để tìm công việc phù hợp với nguyện vọng sở trường ứng viên, vừa là “người bạn tri kỷ” để chia sẻ những điều “thầm kín”, như thu nhập, mâu thuẫn với công ty cũ, những điều bức bách dẫn đến mong muốn chuyển việc,….
Những thợ săn đầu người thành công là những người có khả năng giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình một cách thuyết phục đến người nghe. Có như vậy, họ mới có thể tư vấn và khiến các ứng viên tin tưởng vào giá trị hữu ích của những lời tư vấn đó. Thế nhưng, để những lời khuyên của mình là thật sự có ích, các chuyên viên tuyển dụng cần có kiến thức về kinh tế ngành cũng như mô hình doanh nghiệp kết hợp với hiểu biết về con đường sự nghiệp mà mỗi ứng viên hướng đến để có thể cung cấp những thông tin về doanh nghiệp khách hàng cũng như tình hình tuyển dụng chung trên thị trường của vị trí đó để đưa ra lời khuyên phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mỗi nhân tài.
Đây là nền tảng kiến thức rất phong phú, nó đòi hỏi người làm thợ săn đầu người phải tiên tục cập nhật các thông tin kinh tế như thông tin về các làn song đầu tư, định vị một kinh tế nghành, xu hướng phát triển các khu vực kinh tế,…… Nếu không tích lũy kiến thức, các thợ săn đầu người sẽ không thể đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các ứng viên hoặc đưa ra lời khuyên về mức cung nhân lực đối với Nhà tuyển dụng.
Nghề của chuyên gia xử lý dữ liệu
Để trở thành một Headhunter xuất sắc, những thợ săn đầu người phải là những chuyên gia trong lĩnh vực xử lý dữ liệu. Trên thị trường tuyển dụng, thời gian là một yếu tố sống còn khi “ai nhanh người đó thắng”, cuộc đua cung ứng nhân tài có thể về nhì nếu bạn chậm hơn các hãng tuyển dụng khác, có khi tính bằng giây.
Vì vậy, Ông Nguyễn Đức Chính chia sẻ rằng, điều mà một Chuyên viên Headhunter tại HRchannels trở lên khác biệt là phải đào tạo một Chuyên viên tư vấn tuyển dụng giỏi trở thành một người có thể phân tích, xử lý dữ liệu tốt trong thời gian ngắn nhất. Trong cuộc đua về thời gian, một thợ săn đầu người giỏi chỉ mất 1 phút để xử lý 2 CV, điều này tương đương với một ngày làm việc, họ phải xử lý đến ít nhất vài trăm CV. Đó là một con số khổng lồ so với những ai từng làm nội bộ. Họ bỏ qua ngay những CV kém chất lượng, không phù hợp và có khả năng scan tuyệt vời để phân tích những CV nào là phù hợp nhất. Vì vậy một Headhunter chuyên nghiệp là một chuyên gia trong xử lý dữ liệu ứng viên. >>>> Có thể bạn quan tâm: Mức lương của tôi đã thay đổi thế nào khi làm việc với Headhunter?
Khi công nghệ quyết định cuộc chơi
Có thể nói, Headhunting chính là một cuộc chơi công nghệ giữa các ông lớn. Chính vì yêu cầu sự phù hợp cao trong một khoảng thời gian ngắn nhất mà công nghệ được đưa vào tận dụng tối đa để nâng cao tính chính xác cũng như rút ngắn thời gian trong cuộc đua “săn nhân tài”. Ông Nguyễn Đức Chính cũng chia sẻ thêm rằng, Một thợ săn đầu người giàu kinh nghiệm tại HRchannels luôn biết áp dụng công nghệ để kết nối ứng viên và nhà tuyển dụng dựa trên hệ thống data dữ liệu của riêng mình. Họ áp dụng thuật toán cũng như trí tuệ nhân tạo để định hướng nghề nghiệp cho ứng viên cũng như tự động hóa phân tích ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp. Tại Việt Nam, HRchanels Group là đơn vị đầu tiên có “Nhà máy Tuyển dụng Nhân tài – HuntManager” hiện đại, ứng dụng hệ thống công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tìm kiếm, phân tích, kiểm tra và đề xuất nhân tài phù hợp với mỗi vị trí tuyển dụng một cách tự động đầu tiên tại Việt Nam, qua đó để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân tài nhanh và chính xác nhất của Doanh nghiệp. Việc đề xuất ứng viên phù hợp thay vì trung bình 1 tuần, nay chỉ 1 đến 2 ngày. Đây là nhân tố đột phá về Công nghệ HumanTech tại Việt Nam và khu vực.
Nếu như tại Việt Nam, vào những năm 2002, khi VietNamworks đi tiên phong trong tuyển dụng trẻ Internet so với Báo giấy, thì đến nay Công nghệ mạng xã hội như Linkedin.com, Talenbold.com đã giúp kết nối giữa ứng viên và nhà tuyển dụng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Việc các hãng Công nghệ này tích hợp thuật toán tìm Việc phù hợp thông qua trí tuệ nhân tạo, Chatbot,…. Đã giúp cho Doanh nghiệp và Nhân Tài được kết nối hiệu quả hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, đây cũng là nền tảng không thể thiếu hỗ trợ người làm Headhunter săn nhân sự thành công.
Nghề xử lý khủng hoảng và stress
Cuối cùng, theo Ông Nguyễn Đức Chính, Headhunter thành công là người có thể xử lý công việc dưới áp lực cao. Đó là người có thể xử lý khủng hoảng tại phút 99 khi ứng viên đột ngột từ chối offer letter. Là những chiến binh luôn “say no’ với “bỏ cuộc” trong cuộc chiến kiên trì với đối tác khách hàng để chọn được nhân sự phù hợp, hay là những người thậm chí có thể bình tĩnh giải quyết khi “gặp khách hàng thiếu chữ tín” khiến bao nỗ lực, công sức của họ bị ném qua cửa sổ
5- Kỹ năng cần phải có để làm trong nghề săn đầu người – bật mí từ Best headhunter
Để trở thành headhunter thành công bạn cần sở hữu các kỹ năng quan trọng sau đây:
Kỹ năng giao tiếp và kết nối
Headhunter phải làm việc với cả ứng viên và khách hàng. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp được xem là nền tảng căn bản giúp bạn theo nghề này.
Người giỏi giao tiếp thường là do bẩm sinh, nhưng bạn vẫn có thể rèn luyện mỗi ngày để thành thục kỹ năng này. Chỉ cần kiên trì rèn luyện cách nói chuyện qua điện thoại, email, các buổi gặp trực tiếp hoặc trong các sự kiện, bạn sẽ dần làm chủ kỹ năng giao tiếp và có thể ứng xử một cách chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần duy trì mối quan hệ với ứng viên và khách hàng ngay cả khi đã hoàn thành giao dịch. Những mối liên hệ thường xuyên này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc.
Kỹ năng lắng nghe
Trước khi bắt đầu tìm kiếm và kết nối khách hàng với ứng viên, headhunter sẽ phải dành thời gian lắng nghe những gì họ nói cũng như xem xét cách họ nói.
Bạn nên rèn luyện cho mình sự chủ động và tập trung khi lắng nghe những gì người khác nói. Từ đó, bạn mới thực sự hiểu được những yêu cầu, mong muốn của khách hàng cũng như ứng viên và có thể thành công tạo nên những kết nối phù hợp nhất.
Kỹ năng đa nhiệm
Mỗi ngày, headhunter phải làm việc với rất nhiều ứng viên và doanh nghiệp. Họ cũng phải xử lý đồng thời nhiều dự án cũng như giao dịch khác nhau.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn ghi nhớ rất nhiều thông tin và phải xử lý nhiều đầu việc cùng một lúc. Bởi vậy, bạn cần có khả năng đa nhiệm để hoàn thành công việc của mình tốt nhất.
Khả năng xác định và tìm kiếm các tài năng của ứng viên
Một số ứng viên không thể tự mình xác định được thế mạnh của họ. Những ứng viên này có xu hướng nộp CV mà không có định hướng cụ thể. Vì vậy, trong vai trò của một headhunter bạn cần có khả năng giúp ứng viên định vị bản thân.
Thông qua các buổi trò chuyện, phỏng vấn sơ bộ, bạn có thể xác định được những kỹ năng nổi bật và giá trị của ứng viên mà CV không thể hiện được. Chính khả năng đánh giá, phân biệt ứng viên tài năng và ứng viên bình thường sẽ quyết định bạn có thể trở thành một headhunter giỏi hay không.
Kỹ năng thuyết phục, tạo ảnh hưởng
Là một headhunter, bạn cần thuyết phục được ứng viên, đó là công việc có thể giúp họ phát triển tiềm năng và thăng tiến. Đồng thời, bạn cũng cần thuyết phục được khách hàng, đó là những ứng viên phù hợp với yêu cầu của họ.
Bằng khả năng thuyết phục đỉnh cao, bạn mới có thể tạo ra ảnh hưởng đối với quyết định của doanh nghiệp và ứng viên, từ đó chốt được giao dịch.
Kỹ năng này rất quan trọng khi bạn theo nghề headhunter. Bởi vì đôi khi bạn sẽ phải đàm phán cùng những người ở cấp độ Giám đốc hay C-level.
6- Lời khuyên dành cho Fresh Headhunter
Xử lý dữ liệu ứng viên nhanh, hiệu quả
Trong một ngày, headhunter có thể phải xử lý hàng trăm CV ứng viên. Nếu không làm nhanh, bạn sẽ vuột mất ứng viên vào tay đối thủ.
Bên cạnh đó, bạn còn phải tìm ra những góc khuất mà ứng viên đã che giấu trong CV của họ. Điều này đảm bảo bạn sẽ dành thời gian cho những CV tiềm năng nhất.
Hiểu rõ ứng viên và đối tác khách hàng ngày
Để có thể kết nối ứng viên và nhà tuyển dụng, bạn cần hiểu rõ yêu cầu tuyển dụng cũng như đánh giá đúng năng lực, trình độ chuyên môn của ứng viên. Từ những thông tin tìm hiểu được, bạn có thể vạch ra chiến lược và phương pháp hiệu quả giúp kết nối doanh nghiệp với ứng viên phù hợp.
Phát triển mạng lưới quan hệ
Với headhunter, việc sở hữu mạng lưới quan hệ rộng rãi có ý nghĩa rất lớn. Nó giúp bạn nhanh chóng tìm được những ứng viên tiềm năng cũng như khai thác được thông tin giá trị về những “ứng viên ẩn” trong một lĩnh vực đặc thù nào đó.
Trở thành một tư vấn viên có tâm
Chỉ có kiến thức sâu rộng không thể giúp bạn thành công với nghề headhunter. Quan trọng hơn hết bạn phải là những chuyên gia tư vấn.
Nói cách khác, bạn phải thực sự chia sẻ cùng ứng viên những tâm sự, ước muốn và có thể giúp họ tìm được công việc phù hợp với sở trường, kỹ năng.
Sử dụng công nghệ trong tuyển dụng
Bạn chỉ có thể đáp ứng được yêu cầu tìm kiếm nhân tài trong thời gian ngắn khi ứng dụng công nghệ hiện đại vào tuyển dụng. Vì vậy, hãy tìm hiểu về công nghệ, nhanh nhạy áp dụng công nghệ để săn tìm và kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng.
7. Mức lương của headhunter là bao nhiêu?
Thu nhập hay mức lương của thợ săn đầu người sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ hoa hồng sau mỗi khi tuyển dụng thành công nhân sự cho công ty khách hàng. Mức hoa hồng headhunter được nhận tính theo tỉ lệ phần trăm (%) của mức lương năm đầu tiên của ứng viên. Tỉ lệ hoa hồng này có thể lên tới 30% trên tổng mức lương năm đầu tiên của ứng viên, nhưng với điều kiện, ứng viên do headhunter tìm kiếm và giới thiệu được chọn và đồng ý đi làm. Ví dụ: Với ứng viên có mức lương 30tr đồng/tháng, tổng lương 1 năm đầu tiên của ứng viên thông thường là 30.000.000×13=390.000.000 đồng. Tỉ lệ hoa hồng là 25% thì mức thu nhập của bạn sẽ là: 390.000.000x 25% = 97.500.000 đồng. Đây là một mức thu nhập hấp dẫn, tuy nhiên nếu như ứng viên không được chọn – cho dù bạn đã bỏ ra rất nhiều công sức và chi phí trước đó thì bạn cũng sẽ không nhận được bất kỳ đồng nào. Vì vậy, tỉ lệ hoa hồng như vậy là điều dĩ nhiên. Ngoài ra, nếu như bạn làm độc lập thì toàn bộ hoa hồng đó dành cho bạn, nhưng nếu bạn làm việc trong một công ty Executive search, công ty cung ứng dịch vụ tuyển dụng thì mức hoa hồng đó sẽ giảm xuống, đâu đó khoảng 3-5%. Nhưng bạn sẽ được hỗ trợ nhiều thứ như mức lương cơ bản, đào tạo, hỗ trợ công nghệ quảng cáo tìm kiếm ứng viên,… và độ tin cậy của bạn với ứng viên và khách hàng cũng tăng cao. Với những bạn Fresh Headhunter (mới vào nghề) thì việc lựa chọn làm việc cho các đơn vị headhunt sẽ có lợi hơn rất nhiều. theo một số nguồn tham khảo, mức lương trung bình của headhunter tại Việt Nam dao động từ 10 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng. Có những headhunter có thể kiếm được mức lương cao hơn, tùy thuộc vào thành tích và hiệu quả trong công việc. Các headhunter thường có mức lương cao hơn so với các nhân viên tuyển dụng bình thường bởi vì công việc của họ yêu cầu kỹ năng đặc biệt và cần phải có kinh nghiệm và mạng lưới liên kết rộng. Trên thị trường Việt Nam, thì các công ty headhunt đang thu mức phí (hoa hồng tuyển dụng thành công) với doanh nghiệp khoảng 1.8- 3.0 lần mức lương tháng đầu tiên của ứng viên. Về chi tiết báo giá dịch vụ headhunter tại đây: Báo Giá Dịch Vụ Headhunter – Săn Đầu Người
8- Những khó khăn mà thợ săn đầu người gặp phải
Ngành nghề nào cũng có những khó khăn, thách thức nhất định. Vậy, những khó khăn của nghề headhunter là gì?
Headhunter có thể gặp phải nhiều thách thức trong quá trình làm việc. Trong đó có những khó khăn nổi bật sau:
Thời gian tuyển dụng dài
Đôi khi headhunter phải mất từ 6 tháng đến 1 năm để xử lý một hợp đồng giao dịch. Nguyên nhân có thể đến từ hai phía ứng viên và nhà tuyển dụng.
Thời gian tuyển dụng kéo dài khiến nguy cơ vuột mất ứng viên tăng cao. Hệ quả là headhunter lại phải tìm kiếm ứng viên khác.
Nếu vòng lặp trên tái diễn nhiều lần dễ gây ra sự chán nản cho headhunter. Bởi vậy, chỉ những headhunter thực sự kiên nhẫn mới gặt hái được thành công.
Nhiều áp lực
Công việc của thợ săn đầu người mang tính chất tương tự như bán hàng. Và headhunter cũng là một nhân viên kinh doanh. Vì vậy, bạn sẽ phải đối mặt với áp lực từ KPI cho đến những áp lực khi phải làm việc cùng khách hàng, ứng viên.
Đôi khi, vài ba tháng bạn chưa kiếm được hợp đồng nào hay chưa tuyển dụng thành công vị trí nào là điều rất bình thường. Với những Fresh headhunter còn ít kinh nghiệm thì còn khó kiếm hợp đồng hơn.
Phải am hiểu nhiều kiến thức
Không giống như nhân viên HR nội bộ, các headhunter phải tuyển dụng cho rất nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Do đó, để trở thành một thợ săn đầu người chuyên nghiệp, bạn cần liên tục trau dồi các kiến thức chuyên ngành và cả những đặc điểm, khó khăn của từng vị trí công việc.
Khó đánh giá năng lực của ứng viên
Rất nhiều ứng viên chưa hiểu được thế mạnh của họ và cũng không thể chắc chắn bản thân có phù hợp với công việc hay không. Lúc này, nhiệm vụ của một headhunter là phải đánh giá năng lực của ứng viên.
Tuy nhiên, để đánh giá chính xác năng lực của ứng viên không hề đơn giản. Bạn sẽ phải thực hiện các buổi phỏng vấn, phải áp dụng những kỹ thuật nhất định và phải có kinh nghiệm lâu năm trong nghề mới làm tốt được.
Khó khăn trong việc tìm kiếm và kết nối với ứng viên cấp cao
Các ứng viên cấp cao thường có nhiều headhunter săn đón. Họ cũng ít khi chủ động tìm việc. Có nhiều ứng viên cấp cao lại không đồng ý đến công ty tuyển dụng phỏng vấn mà yêu cầu gặp ở địa điểm khác.
Chính vì vậy, các headhunter luôn phải tìm ra giải pháp hiệu quả để tiếp cận những ứng viên này. Khi đã tìm được thì lại phải khéo léo để thuyết phục họ tham gia phỏng vấn.
9. Top 3 công ty Headhunter hàng đầu Việt Nam
HRchannels
HRchannels Headhunter là lựa chọn hàng đầu cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng bởi dịch vụ headhunter chuyên cung ứng nhân sự cấp cao hiệu quả và đặc biệt là tiết kiệm chi phí, thời gian. Đến nay, 90% nhân sự cấp cao đã lựa chọn HRchannels.com là đối tác tin cậy đồng hành trong suốt chặng đường sự nghiệp của mình.
Đối với ứng viên:
HRchannels là kênh việc làm miễn phí dành cho các ứng viên cấp cao trong suốt hơn 10 năm qua. Đồng thời, khi tìm việc headhunting của HRchannels cung cấp, các ứng viên sở hữu nhiều kinh nghiệm chuyên môn từ cấp Quản lý trở lên sẽ có thể yên tâm tìm được một nơi để gửi gắm “cả thanh xuân” với mức lương “đáng mơ ước”.
Đồng thời, khi đã đăng ký Hồ sơ và nhận email thông báo việc làm phù hợp từ HRchannels.com, bạn sẽ được liên tục cập nhật thông tin về các việc làm phù hợp của các công ty, tập đoàn lớn. Tự tin với đội ngũ ESS hàng đầu tìm kiếm và săn việc làm phù hợp, HRchannels giúp bạn bảo mật thông tin và tạo hồ sơ nhanh chóng trong vòng 2 phút.
Đối với doanh nghiệp:
Thông qua kênh tuyển dụng Nhân sự cao cấp HRchannels.com, HRchannels sở hữu hơn 2,000.000 ứng viên chất lượng cấp quản lý trong hơn 60 lĩnh vực khác nhau để sẵn sàng phục vụ doanh nghiệp. HRchanels Group cũng là đơn vị đầu tiên có “Nhà máy Tuyển dụng Nhân tài – HuntManager” hiện đại áp dụng từ năm 2010, phần mềm ứng dụng hệ thống công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tìm kiếm, phân tích, kiểm tra và đề xuất nhân tài phù hợp với mỗi vị trí tuyển dụng một cách tự động đầu tiên tại Việt Nam, qua đó để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân tài nhanh và chính xác nhất của Doanh nghiệp
Headhunter tự tin với đội ngũ am hiểu thị trường lao động và kinh tế ngành có thể nắm bắt chính xác nhu cầu của các doanh nghiệp. Từ đó, đội ngũ nhân sự HRchannels cam kết giảm thiểu 80% tổn thất kinh tế do thiếu hoặc biến động nhân sự trong các tổ chức chỉ trong 1 – 3 tuần.
HRchannels.com là hunter có chính sách follow ứng viên trong vòng 6 tháng – mức độ follow ứng viên tốt nhất trên thị trường hiện nay. Cứ 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày… đều có những bản đánh giá gửi ứng viên và khách hàng để chăm sóc, cập nhật và hạn chế những rủi ro về vấn đề nhân viên nghỉ việc.
Navigos Search
Trang tìm việc làm Vietnamworks.com là sản phẩm của Navigos Search cung cấp đa dạng ứng viên cấp thấp, cấp trung và cấp cao. Với đội ngũ nhân viên am hiểu thị trường việc làm, công ty đã và đang thu hút sự quan tâm của ứng viên và nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, Navigos Search còn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo nghề nghiệp cho các ứng viên quan tâm để nhân rộng hiểu biết về thị trường việc làm thời đổi mới.
NIC
Công ty Cổ phần Tư vấn Nhân lực – NIC công ty con của tập đoàn NIC Group thành lập từ năm 2002 hoạt động về lĩnh vực nhân sự. Với sứ mệnh đem lại lực lượng nhân sự tốt nhất và giàu kinh nghiệm chuyên môn nhất cho các đơn vị tuyển dụng trong nước. Thị trường mà NIC đang hướng dần đến và phát triển là tại Việt Nam.
Địa chỉ:
– Hà Nội: Tòa nhà Gemadept, 108 Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
10. Phần mềm quản lý dịch vụ Headhunter cho doanh nghiệp
Khi Doanh nghiệp thuê các nhà cung cấp dịch vụ headhunt bên ngoài hỗ trợ bạn tìm kiếm nhân tài thì việc quản lý hiệu quả các nhà cung cấp này cũng mất nhiều thời gian, công sức. Là nhân viên tuyển dụng, bạn không muốn bị phụ thuộc vào chỉ một hãng headhunter nào vì như thế là phụ thuộc giới hạn lượng hồ sơ chất lượng để bạn lựa chọn phỏng vấn. Bạn muốn các đơn vị Headhunting cạnh tranh nhưng việc đề xuất ký hợp đồng với sếp đã tốn thời gian giải trình mà việc quản lý thông tin hai chiều với vài headhunter lại càng khiến bạn đau đầu điên đảo. Bạn sẽ tốn bao thời gian kiểm tra mail outlook/gmail giám sát xem nhà cung cấp nào gửi hồ sơ khi nào, nhiều hay ít, chất lượng hay không chất lượng, công ty Headhunting nào được ưu tiên tuyển vị trí nào, việc lưu trữ ứng viên ra sao để xác thực với các headhunter,… Tất cả nay đều được quản lý đơn giản qua hệ thống phần mềm quản lý tuyển dụng và quản lý hãng headhunter TalentBold-Hiring. TalentBold-hiring giúp bạn giảm thiểu thời gian quản lý nhà cung cấp headhunter và tăng khả năng lựa chọn ứng viên từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Qua thời gian, hệ thống sẽ giúp bạn đánh giá Nhà cung cấp headhunter nào thực sự làm việc với Doanh nghiệp bạn hiệu quả, tin cậy. Với chỉ 900K/ tháng, Doanh nghiệp có thể có phần mềm quản lý đến 10 headhunter cùng một lúc. Tham khảo và đăng ký phần mềm TalentBold-hiring tại đây! >>> Bạn xem thêm: Phần mềm quản lý tuyển dụng hàng đầu Việt Nam
Lời kết
Headhunter là một nghề “cao quý nhưng cũng đầy khắc nghiệt” trong công cuộc tuyển dụng nhân tài cho các doanh nghiệp trên mọi miền đất nước. Tuy nhiên, nghề này nhất định không dành cho những ai thiếu kiên trì và không có ngọn lửa đam mê trong lòng. Đó là một công việc đòi hỏi sự kết hợp tuyệt vời giữa con người và máy móc, giữa nghệ thuật tư vấn và công nghệ hiện đại. Đồng thời, đây cũng là một nghề dành cho những con người “có tâm”, phát triển nhân tài cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng!. Cái được lớn nhất sau đầy bão lửa là kiến thức, kiến thức kinh tế ngành và kiến thức quý giá khi bạn thực sự hiểu thế nào là một Nhân tài đích thực.
Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích phần nào khi bạn chuẩn bị hoặc quan tâm đến nghề Headhunter. >>> Tìm việc làm qua headhunter tại đây!
–
HRchannels – Headhunter – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet + HRchannels
- headhunter
- tuyển dụng
- Quản lý headhunter