Theo dõi bài viết dưới đây đã được chúng tôi tổng hợp các mẫu kết bài của Người lái đò sông Đà hay và đặc sắc nhất. Với những cách viết kết bài hay Người lái đò sông Đà trên có thể giúp các em hoàn thiện bài văn của mình một cách tốt nhất. Mời các em tham khảo!
Xem thêm:
- 10+ mẫu tóm tắt Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân chi tiết nhất
- Top 20+ mẫu mở bài Người lái đò sông Đà cực hay và sáng tạo
- Top 12 mẫu Phân tích hình tượng Người lái đò sông Đà lớp 12 hay, ngắn gọn
Kết bài Người lái đò sông Đà ngắn gọn
Kết bài phân tích Người lái đò sông Đà – Mẫu 1
Đọc “Người lái đò sông Đà” người ta càng hiểu hơn lý do vì sao cái đẹp trong văn của Nguyễn Tuân được gọi là cái đẹp đạt đến độ hoàn thiện, hoàn mỹ. Tác phẩm một lần nữa khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn từ vừa giúp người đọc thấy được tình yêu quê hương, đất nước mà ông gửi gắm trong các tác phẩm của mình.
Mẫu 2
Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” còn chính là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm đặc sắc này không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà dường như còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân đã có thể bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt.
Mẫu 3
Nguyễn Tuân đã mang đến cho nền văn học nước nhà một kiệt tác vô cùng độc đáo, một phong cách nghệ thuật riêng biệt, uyên bác, tài hoa. Khép lại những trang văn của tùy bút “Người lái đò sông Đà”, em vẫn không nguôi cảm xúc lâng lâng trong tâm hồn mình, có chăng, đó là những điều đẹp đẽ nhất mà văn học đã mang lại, khơi gợi trong lòng mình những cảm xúc thẩm mỹ vô cùng lớn. Thật cảm ơn Nguyễn Tuân, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp để nâng niu những giá trị vững bền của đời sống lao động và của dân tộc.
Mẫu 4
Trong tác phẩm của Nguyễn Tuân làm sao có thể thiếu đi bóng dáng con người. Thiên nhiên càng rộng lớn, hùng vĩ, dữ dội bao nhiêu thì càng làm nổi bật lên vẻ đẹp trí tuệ tài hoa của con người lao động. Trong bài văn, tác giả đã sáng tạo ra hình tượng “ông lái đò” đây là hình ảnh biểu trưng cho người lao động cần cù chăm chỉ nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ, can đảm khi sẵn sàng đối đầu với thiên nhiên hung tợn trong một cuộc chiến không cân sức. Con sông Đà bỗng chốc trở thành kẻ thù số một, người lái đò thật nhỏ bé giữa thiên nhiên. Tuy nhiên họ vẫn bộc lộ được sự mưu trí,tài hoa nghệ sĩ của mình.
Mẫu 5
Trên cái nền của con sông vừa “hung bạo” vừa “trữ tình” ấy hiện lên lừng lững hình tượng người lái đò sông Đà. Thực ra ông lái này chủ yếu xuất hiện trong cuộc vật lộn với một con thác dữ, nghĩa là ở cái phía hung bạo của sông Đà. Giả sử tác giả đặt ông ta trong khung cảnh khác – khung cảnh thơ mộng trữ tình – chắc hẳn ông sẽ trở thành một anh chàng Trương Chi si tình trong cổ tích. Nhưng ở đây, đối đầu với con sông dữ, với một loài thuỷ quái, ông lái đò nhất thiết phải trở thành một dũng sĩ kiên cường – một nhân vật sử thi trong thiên trường ca leo ghềnh vượt thác.
Mẫu 6
Đọc Người lái đò sông Đà thấy rõ chủ trương của tác giả về viết văn. Từ ngữ phong phú, tìm tòi hẳn hoi, câu cú vặn vẹo đôi khi nhưng vẫn Việt Nam và nhân dân, hình ảnh ví von luôn bất ngờ, độc đáo mà chính xác, cũng không tránh những hiện thực không thanh nhã, nhưng vẫn đắc địa. Chi tiết tùy bút này đã hay, chỉnh thể của bài văn càng cho thấy sự hiểu biết khoa học đến cặn kẽ, và trội lên tất cả là một tấm lòng yêu thương con người, đất nước, yêu cái gian khổ đã vượt qua như một bản anh hùng ca, nên càng quý cái mong ước cho tương lai tươi sáng, hạnh phúc.
Kết bài ngắn gọn Người lái đò sông Đà – Mẫu 7
Bằng ngòi bút vô cùng tài hoa, tinh tế, Nguyễn Tuân đã tạo nên những trang văn đẹp cả về hình thức và tư tưởng. Tác phẩm được tạo nên từ tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, tha thiết. Không chỉ ngợi ca vẻ đẹp hùng vĩ của quê hương đất nước mà còn khẳng định sự lớn lao, sức mạnh phi thường của những con người bình thường trong hành trình chinh phục thiên nhiên.
Mẫu 8
Chỉ là một người lái đò và một thác nước, Nguyễn Tuân lại viết nên như thể là một thước phim hành động điện ảnh cận cảnh. Hồi hộp có, kịch tính có, kích thích có, vỡ oà có, âm thanh đặc sắc, hành động đẹp mắt. Để viết được như vậy phải có trí tưởng tượng thật phong phú, một cách nhìn khác biệt, có cảm nhận đa chiều cũng đủ thấy Nguyễn Tuân có vốn tri thức rộng lớn thế nào, suy nghĩ độc đáo thế nào và một nghệ sĩ tài hoa như thế nào. Qua đây, nhà văn còn muốn phát biểu quan niệm, người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà con có trong cuộc sống lao động thường ngày, ví dụ như người lái đò kia.
Mẫu 9
“Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc. Hình ảnh người lái đò sông Đà là tiêu biểu cho con người lao động vùng Tây Bắc, dũng cảm, gan dạ, quật cường, luôn kiên trì và hết mình với công việc. Nổi bật nên trên thiên nhiên bao la hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc chính là con người lao động nơi đây.
Mẫu 10
Tóm lại, “Người lái đò sông Đà” là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Bằng tài năng, ngòi bút uyên thâm cùng kiến thức tổng hợp phong phú, ông đã rất thành công khi xây dựng được nhân vật người lái đò hùng dũng, hiên ngang và hình ảnh con sông Đà với hai tính cách trái ngược nhưng rất đỗi đẹp đẽ. Tùy bút” Người lái đò sông Đà” luôn sống mãi trong lòng người đọc và trường tồn theo thời gian.
Mẫu 11
Tùy bút người lái đò sông Đà không chỉ đánh dấu bước chuyển mình trong phong cách, cảm hứng sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám- kiếm tìm và hướng ngòi bút khám phá về những vẻ đẹp “Một thời vang bóng” mà còn là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tạo, vốn kiến thức tài hoa uyên bác của ông. Tùy bút không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Đà mà còn ngợi ca, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp trí dũng, tài hoa nghệ sĩ của con người lao động nơi đây. Qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên đất nước, niềm hứng khởi khi hòa mình vào không khí xây dựng của đất nước trong giai đoạn mới.
Mẫu 12
Với bài bút ký Sông Đà nói chung và Người lái đò sông Đà nói riêng ta không chỉ thấy được vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài năng, với bút lực dồi dào. Mà bên cạnh đó còn thấy được tấm lòng của một con người yêu nước, dành trọn cuộc đời mình khám phá, tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của con người lao động trong cuộc sống mới.
Mẫu 13
Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị , anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây . Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ tình yêu đất nước , niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt Nam.
Mẫu 14
Kết thúc hành trình khám phá dòng Đà giang, nhà văn Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò sông Đà của mình đã mang đến một diện mạo, một hình tượng thực toàn diện, thực đẹp đẽ về dòng sông Đà, đó là con sông có cá tính mạnh mẽ mà hiểm ác bắt nguồn từ rừng già Trường Sơn, đó cũng là dòng sông trữ “tuôn dài như một áng tóc trữ tình” cùng sắc nước thay đổi theo mùa “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu”. Không chỉ xây dựng lên hình tượng dòng sông đẹp đẽ và mới lạ, tùy bút của Nguyễn Tuân còn khắc họa chân dung vẻ đẹp của người lái đò trí dũng, nghệ sĩ trong chính công việc của mình.
Mẫu 15
Qua tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn nổi tiếng với nét tài hoa, uyên bác Nguyễn Tuân đã khắc họa đầy sống động thiên nhiên vùng vùng núi Tây Bắc vừa rộng lớn, hùng vĩ, khắc nghiệt nhưng cũng rất đỗi thơ mộng, trữ tình qua hình tượng dòng sông Đà hung bạo, trữ tình. Đồng thời cũng qua tùy bút này, Nguyễn Tuân đã phát hiện được vẻ đẹp, chất vàng mười đáng quý bên trong con người lao động Tây Bắc qua hình tượng người lái đò, đó là sự tài ba trí dũng, là chất nghệ sĩ của con người trong chính công việc lao động của mình.
Mẫu 16
Bằng tình yêu thiên nhiên tha thiết cùng tấm lòng gắn bó với sông núi quê hương, nhà văn Nguyễn Tuân đã huy động được toàn bộ tài năng, tâm huyết cùng sự sáng tạo, vốn am hiểu của bản thân vào tùy bút Người lái đò sông Đà, mang đến một bức tranh Tây Bắc rộng lớn, hùng vĩ, cũng tại đó nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp độc đáo, cá tính của dòng sông Đà “Chúng thủy giai Đông tẩu/ Đà giang độc Bắc lưu” và đó còn là thành công trong việc phát hiện chất vàng mười đáng quý bên trong con người lao động bình dị ở Tây Bắc.
Mẫu 17
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả vẻ đẹp dòng sông, khắc họa vẻ đẹp trân quý bên trong con người lao động Tây Bắc với tất cả sự say mê, tình yêu tha thiết và cả vốn hiểu biết sâu rộng của mình. Cũng qua tùy bút, nhà văn cũng thể hiện sự phấn khởi, hạnh phúc vì cuối cùng sau bao ngày tìm kiếm, ông đã tìm thấy “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong con người Tây Bắc, thỏa mãn được đam mê ưa xê dịch và “chủ nghĩa cái đẹp” trong phong cách, con người Nguyễn Tuân.
Kết bài Người lái đò sông Đà hung bạo
Mẫu 1
Tóm lại, bằng một tình yêu thiên nhiên đất nước thiết tha, bằng tài năng của một nghệ sĩ ngôn từ đích thực, đến Nguyễn Tuân, có lẽ lần đầu tiên con sông Đà của Tổ quốc đã bước vào văn học với vẻ dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng chứa chan thơ mộng, trữ tình của nó. Thì ra, với tác giả Người lái đò sông Đà, thiên nhiên cũng chính là một sản phẩm nghệ thuật vô giá, thiên nhiên luôn làm cho con người bị hấp dẫn, mê say.
Mẫu 2
Nếu “sông Hương” của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang vẻ đẹp trầm mặc của cố đô và người dân Huế thì con sông Đà lại là biểu tượng, lại mang cái văn hóa của người dân Tây Bắc. Như vậy, có thể khẳng định Đà giang qua ngòi bút của Nguyễn Tuân hiện lên dữ dội đến khác thường, tột đỉnh, thể hiện rất rõ phong cách rất riêng của Nguyễn Tuân -một phong cách rất “ngông”.
Mẫu 3
Bằng cái nhìn chân thực, ngôn từ tinh tế, chắt lọc, Nguyễn Tuân đã phần nào cho người đọc thấy sự cuốn hút mà con sông Đà mang đến. Đọc những dòng tùy bút của tác giả về sông Đà giống như ta được trực tiếp ở đó, cảm nhận sự hung bạo đến đáng sợ của nó. Chính sự hung bạo, gầm gừ của dòng sông là điều đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Có lẽ Nguyễn Tuân thực sự đã tìm được thứ “vàng mười” mà ông ngày đêm theo đuổi.
Kết bài Người lái đò sông Đà tính hung bạo – Mẫu 4
Nhiều năm tháng qua đi nhưng bạn đọc chưa bao giờ quên phong cách sáng tác “ngông” độc đáo của Nguyễn Tuân cùng tùy bút và hình ảnh con sông Đà. Tác phẩm đã đóng góp không nhỏ vào nền văn học Việt Nam và được nhiều thế hệ con người đón nhận.
Mẫu 5
Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của Sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đây chính là tiềm năng to lớn của Đà giang được con người chinh phục. Đây là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nói tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của Sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Mẫu 6
Cái đẹp vốn tiềm tàng trong đời sống, vũ trụ nhưng phát hiện được cái đẹp và truyền đến người đọc tình yêu và niềm say mê với cái đẹp lại là chuyện không dễ dàng. Ghi nhớ điều này, chúng ta thêm trân trọng Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ bằng niềm say mê thiên nhiên và bằng tay phù thủy ngôn ngữ, đã giúp người đọc chiêm ngưỡng đắm say trước vẻ đẹp của sông Đà của thiên nhiên Tây Bắc hung bạo mà hùng vĩ. Chính trang văn của Nguyễn Tuân đã bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho chúng ta.
Kết bài Người lái đò sông Đà vẻ đẹp hung bạo – Mẫu 7
Hình như Tùy bút Sông Đà đọc nhiều mà vẫn còn hấp dẫn lắm! Ai mới đọc e còn cảm thấy ngại ngùng nhưng đọc rồi lại thấy cuốn hút. Đọc để cảm nhận thế giới của dòng sông nhưng lần nào tôi cũng thấy nó vọng ra bao điều mới mẻ của thế giới con người. Tôi băn khoăn tự hỏi, phải chăng đó là điều tạo nên tính hấp dẫn đa chiều của hình ảnh dòng sông? Có thể nói khẳng định rằng, Người lái đò Sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu quê hương đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên.
Mẫu 8
Không chỉ riêng những quãng trên con sông Đà mới hung tợn mà dòng chảy của nó cũng vô cùng hung tợn: “Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. Sự hung dữ này được Nguyễn Tuân liên tưởng đến một anh quay phim bạo dạn dám ngồi vào trong cái thuyền thúng tròn vành rồi cả người cả thúng cùng theo dòng xoáy xuống dưới cùng của xoáy nước và lia máy ảnh lên, thu vào tầm mắt tất cả xoáy nước như “một cái giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp cả vào máy vào người quay phim cả người đang xem.” Sự liên tưởng đặc sắc, thú vị này không chỉ giúp bạn đọc hình dung ra sự hung tàn của con sông mà còn làm cho vẻ hung tàn đó trở nên đa sắc màu hơn.
Kết bài Người lái đò sông Đà thơ mộng trữ tình
Mẫu 1
Ngòi bút và ngôn ngữ của Nguyễn Tuân tràn đầy âu yếm và nâng niu. Mỗi câu chữ đều quyện chặt tình yêu với con sông thể hiện sinh động qua biện pháp nhân hóa. Màu sắc và hình ảnh hiện lên đẹp như một bức tranh. Qua đôi mắt người lái đò, hay là đôi mắt của tác giả sông Đà tạo nên những dòng cảm xúc thật lạ kỳ, thần tiên và mộng mơ quá đỗi. Có lẽ khi yêu mảnh đất này, cảm nhận nó ở mọi khía cạnh đều toát lên vẻ đẹp không phải nơi nào cũng có được. Và sông Đà cũng vậy, một vẻ đẹp khiến người đọc phải ngỡ ngàng.
Mẫu 2
Thành công xuất sắc của tùy bút “Người lái đò sông Đà” đó là bức tranh thiên nhiên rất thực hòa quyện với cảm hứng mãnh liệt và niềm đam mê của Nguyễn Tuân. Những đặc sắc nghệ thuật với rất nhiều biện pháp tu từ và kho ngôn ngữ phong phú ngùn ngụt chất liệu sức sống khiến dòng sông Đà của thiên nhiên vĩnh viễn trở thành dòng sông nghệ thuật.
Kết bài Người lái đò sông Đà trữ tình – Mẫu 3
Tóm lại, Nguyễn Tuân đã miêu tả con sông như một công trình nghệ thuật, một tác phẩm hội hoạ mà tạo hoá ban tặng tô điểm cho đất nước; ông khám phá dòng sông ở phương diện thẩm mỹ nên nên thể hiện phong cách tài hoa. Trang sách khép lại rồi mà dường như tâm hồn của bạn đọc vẫn đang trôi mênh mang trên một dòng sông “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.
Mẫu 4
Con sông Đà qua cái nhìn của Nguyễn Tuân không chỉ là một con sông hung bạo, dữ dội. Mà nó còn mang nét đẹp đầy thơ mộng, nhẹ nhàng. Hình ảnh sông Đà là một trong những sáng tạo thể hiện phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân.
Mẫu 5
Không phải đến “Người lái đò sông Đà” dòng sông Đà mới được đi vào văn chương nghệ thuật. Mà từ lâu, sông Đà đã trở thành nguồn cảm hứng dạt dào cho cá văn nghệ sĩ. Thế nhưng, chỉ dưới ngòi bút tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân, vẻ đẹp hoang dại mà thơ mộng, bí ẩn mà diễn lệ của con sông Tây Bắc mới thực sự hiện ra, nổi hình, nối sắc, mới trẻ nên có thần, có hồn và lay động người đọc. Khám phá vẻ đẹp sông Đà trong trang văn Nguyễn Tuân, ta mới thêm thấm thía chân lí nghệ thuật: “Thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi một lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới lại được tạo lập”.
Tham khảo thêm:
- Top văn hay: Vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông qua Người lái đò sông đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Phân tích phong cách nghệ thuật trong Người lái đò sông Đà (Siêu hay)
Kết bài Người lái đò sông Đà hình tượng người lái đò
Kết bài hình tượng Người lái đò sông Đà – Mẫu 1
Nguyễn Tuân đích thực là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi ca những con người lao động trong gian lao nguy hiểm nhưng đầy vinh quang, điển hình là hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” với nhiều nét đẹp và cả chất nghệ sĩ trong nghề.
Mẫu 2
Trong xây dựng nhân vật ông lái đò, Nguyễn Tuân chú ý khắc họa nét tài hoa của nghệ sĩ “nhân vật phải là người nghệ sĩ trong nghề nghiệp”. Nhà văn chú ý tạo tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ bản chất của mình. Sông Đà càng hung bạo bao nhiêu, người lái đò càng tài hoa dũng cảm bấy nhiêu. Nhà văn am hiểu nhiều ngành nghệ thuật quân sự, thể thao kết hợp với nghệ thuật miêu tả so sánh liên tưởng độc đáo qua ngôn ngữ phong phú để làm nổi bật sông Đà và người lái đò Sông Đà. Tóm lại, thành công trong xây dựng nhân vật ông lái đò Lai Châu đã trở thành sức hút riêng của tác phẩm trong nền văn học nước nhà.
Mẫu 3
Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, một nhà văn tài hoa uyên bác luôn sát cánh, khám phá, diễn tả thế giới ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ, miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt.
Kết bài về hình tượng Người lái đò sông Đà – Mẫu 4
Hình tượng người lái đò sông Đà được xây dựng rất thành công qua ngòi bút độc đáo và sáng tạo của Nguyễn Tuân. Trong hơi thở văn chương ấy, nhà văn đã khẳng định được tài năng và sức mạnh cường đại của con người, cuộc chiến không cân sức giữa con người lao động và thiên nhiên kỳ bí vốn có nhiều cam go, vất vả. Nhưng bằng sự thông minh, sáng tạo, đức tính kiên cường, tỉ mỉ vốn ăn sâu vào máu của những người lao động, họ đã chiến thắng một cách huy hoàng, vẻ vang nhất, trở thành người nghệ sĩ tài ba trên chính mặt trận tìm kế sinh nhai của mình.
Mẫu 5
Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân đã cho chúng ta thưởng thức một công trình nghệ thuật đầy sáng tạo. Ngoài việc cung cấp cho chúng ta những kiến thức và tri thức về cuộc sống, về văn hóa và lịch sử địa lí, về ngôn ngữ…, tác phẩm còn là một khối kiến trúc thẩm mĩ độc đáo, giúp ta cảm thụ được cái đẹp một cách sâu sắc, cái đẹp của con người cụ thể, con người lao động Người lái đò Sông Đà. Nguyễn Tuân đích thực là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi ca những con người lao động gian lao nguy hiểm nhưng đầy vinh quang.
Mẫu 6
Hình tượng ông lái đò in đậm dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân. Bởi ông chính là kiểu người tài hoa, nghệ sĩ, biết nâng nghề nghiệp của mình lên mức nghệ thuật. Song ở hình tượng ông lão thể hiện rất rõ sự chuyển biến trong tư tưởng Nguyễn Tuân khi những con người tài hoa, nghệ sĩ được miêu tả không phải là những con người phi thường mà là những con người bình dị, thậm chí vô danh. Đây chính là cách Nguyễn Tuân ngợi ca, tôn vinh những người lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Mẫu 7
Văn Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp của sự tổng hòa văn hóa. Nàng văn của ông thật quảng giao đón du khách từ bốn phương trời kiến thức: lịch sử, địa lí, quân sự, võ thuật, điện ảnh, hội họa, điêu khắc, âm nhạc… Những kiến thức liên ngành đa dạng ấy tạo bề dày uyên bác trong vốn tri thức của nhà văn, nâng cho đôi cánh tài hoa bay bổng. Có thể coi Nguyễn Tuân là người đã nắm vững “binh pháp của ngôn ngữ”. Với một ý thức ngôn từ mới mẻ, hiện đại, Nguyễn Tuân đã truyền hồn cho chữ, chữ truyền hồn cho dòng sông, và dòng sông truyền xúc cảm vào người đọc.
Mẫu 8
Bài tùy bút của tác giả Nguyễn Tuân đã đưa người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác một cách tự nhiên đến lạ kỳ. Hình ảnh gợi ra xuyên suốt bài tùy bút là hình ảnh ông lái đò gạo cội và dòng sông Đà giang hung hãn nhưng cũng đồng thời gửi vào tâm trí độc giả một liên tưởng về một ông lái đò Nguyễn Tuân như một ông lái bậc thầy, ông lái con thuyền ngôn từ trên một dải sông văn chương không kém những thác ghềnh chông gai. Ông đã tạo nên một khúc khải hoàn ca về những con người lao động chân chính trong thời kỳ mới.
Mẫu 9
Nguyễn Tuân đích thực là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi ca những con người lao động trong gian lao nguy hiểm nhưng đầy vinh quang, điển hình là hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” với nhiều nét đẹp và cả chất nghệ sĩ trong nghề.
Mẫu 10
Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt.
Mẫu 11
Người lái đò sông Đà ra đời trong những năm toàn dân ta bước vào công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa đầy sôi động, khẩn trường, khi đó cảm hứng ngợi ca, tôn vinh cuộc sống mới, con người mới ngập tràn trong các tác phẩm văn học. Không nằm ngoài xu thế chung đó, Người lái đò sông Đà với hình tượng người lái đò là một trong những hình ảnh nổi bật. Nguyễn Tuân ca ngợi người lao động bình dị, vô danh nhưng hàng ngày, hàng giờ đang cống hiến, dựng xây đất nước.
Mẫu 12
Hình tượng nhân vật người lái đò hiện lên với ba khía cạnh nổi bật: người anh hùng sống nước, người nghệ sĩ tài hoa và người lao động chân chất. Bằng cái tài miêu tả, quan sát, cách lựa chọn góc nhìn trần thuật và đặc biệt là cách vận dụng ngôn từ đúng, đắt và đẹp. Tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân là không thể chối cãi, nhưng để xây dựng một hình tượng nhân vật kiệt xuất đến vậy phải cần cả cái tâm, cái tâm yêu quý, kính trọng con người.
Mẫu 13
Từ Huấn Cao cho đến người lái đò sông Đà ta không chỉ thấy những đặc điểm phong cách đậm nét vẫn được bảo lưu mà hơn nữa còn thấy được sử chuyển biến tích cực trong quan niệm về con người của ông. Nguyễn Tuân không còn đi tìm vẻ đẹp của những con người của một thời vang bóng, mà phát hiện vẻ đẹp đó ngay tại đây, ngày trong cuộc sống bình dị này. Đây chính là điểm chuyển biến lớn nhất trong quan niệm nghệ thuật về con người của ông. Họ – những con người lao động bình dị, thậm chí vô danh chính là những người đã góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.
Mẫu 14
Đọc hết “Người lái đò sông Đà” mà tâm trí ta vẫn như hiển hiện hình ảnh ông lái đò dũng mãnh và hào hoa với con thuyền nhỏ cưỡi lên sóng dữ mà đi tới mà chiến thắng, vẻ đẹp ấy huy hoàng và tráng lệ làm sao!
Kết bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi
Kết bài Người lái đò sông Đà hsg – Mẫu 1
Người lái đò sông Đà là một tác phẩm văn học hay, thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, một cây bút tài hoa, uyên bác, luôn sát cánh, khám phá và miêu tả thế giới dưới góc độ văn hóa, thẩm mỹ, miêu tả con người về mặt tài năng nghệ thuật. Tác phẩm không chỉ ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng và tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu đất nước, niềm tự hào phấn khởi, sự gắn bó thiết tha với làng quê Việt Nam.
Mẫu 2
Hình như Sông Đà đọc nhiều nhưng vẫn rất hấp dẫn! Mới đọc còn thấy ngại nhưng đọc xong lại thấy hấp dẫn. Đọc để cảm nhận thế giới sông nước nhưng lần nào tôi cũng thấy vọng lại bao điều mới mẻ của thế giới con người. Tôi tự hỏi, phải chăng đó là điều tạo nên sức hấp dẫn đa chiều của hình ảnh dòng sông? Có thể khẳng định chắc chắn rằng Người lái đò Sông Đà là một bài thơ hay được làm nên từ tình yêu quê hương tha thiết, thiết tha của một người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ, kiêu hãnh của vùng đất hào hùng, trữ tình và thơ mộng của thiên nhiên.
Mẫu 3
Xin cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân đã cho chúng tôi được thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo. Ngoài việc cung cấp cho ta những tri thức, hiểu biết về đời sống, văn hóa và lịch sử, địa lý, ngôn ngữ…, tác phẩm còn là một khối kiến trúc thẩm mỹ độc đáo, giúp ta cảm thụ sâu sắc vẻ đẹp, vẻ đẹp của con người bê tông, con người lao động Sông Đà người lái đò. Nguyễn Tuân đúng là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi ca những con người lao động gian khổ nhưng đầy vinh quang.
Mẫu 4
Trong tác phẩm của Nguyễn Tuân làm sao có bóng dáng con người? Thiên nhiên càng bao la, hùng vĩ, dữ dội lại càng làm nổi bật vẻ đẹp trí tuệ tài hoa của con người lao động. Trong bài, tác giả đã xây dựng hình ảnh “người lái đò” là biểu tượng của người lao động cần cù nhưng không kém phần mạnh mẽ, dũng cảm khi sẵn sàng đương đầu với thiên nhiên hào hiệp, quyết liệt trong cuộc chiến không cân sức. Con sông Đà bỗng trở thành kẻ thù số một, người lái đò thật nhỏ bé giữa thiên nhiên. Tuy nhiên, họ vẫn thể hiện sự thông minh và tài năng nghệ thuật của mình.
Kết bài Người lái đò sông Đà nâng cao – Mẫu 5
Bài tùy bút Người lái đò sông Đà cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm đặc sắc này không chỉ ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà dường như còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng và tài hoa của những người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện được tình yêu đất nước, niềm tự hào và thiết tha, sự gắn bó tha thiết của mình với làng quê Việt Nam.
Mẫu 6
Với Nguyễn Tuân, sông Đà mang một vẻ đẹp toàn bích, trở thành một sinh thể sống động và có hồn. Dòng sông vừa hùng vĩ, dữ dội lại vừa thơ mộng, trữ tình. Phải là một người yêu và tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mới có thể miêu tả Sông Đà như thế. Có thể nói, qua những câu ca ngợi dòng sông Đà Giang, ta thấy được tình cảm gắn bó của Nguyễn Tuân với quê hương. Tác phẩm Người lái đò sông Đà tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Tác giả cho rằng cái đẹp phải là thứ gây ấn tượng mạnh với người đọc. Đẹp thì phải đẹp, dữ thì phải khủng. Sông Đà đúng là Vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc mà các nhà văn luôn khao khát tìm kiếm và thể hiện trong tác phẩm của mình.
Mẫu 7
Trên cái nền của dòng sông vừa “hung bạo” vừa “lãng mạn” hiện lên hình ảnh người lái đò trên sông Đà. Trên thực tế, người lái đò chủ yếu xuất hiện trong cuộc vật lộn với dòng thác hung dữ, tức là ở phía hung dữ của sông Đà. Nếu tác giả đặt ông vào một khung cảnh khác – một khung cảnh nên thơ, trữ tình – chắc chắn ông sẽ trở thành một thi sĩ si tình trong truyện cổ tích. Nhưng ở đây, đối mặt với dòng sông hung dữ, với loài thủy quái, người lái đò nhất thiết phải trở thành người anh hùng kiên cường – một nhân vật sử thi trong sử thi trèo ghềnh vượt thác.
Tham khảo thêm:
- Những bài văn mẫu: Phân tích Người lái đò sông Đà (Siêu hay)
- Soạn bài Người lái đò sông Đà môn Văn lớp 12
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về 50+ mẫu kết bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân hay nhất chính thức file PDF hoàn toàn miễn phí.