Khoa học kỹ thuật là các ngành khoa học liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản phẩm trong đó có ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên. Các ngành khoa học kỹ thuật cổ điển bao gồm khoa học kỹ thuật xây dựng (bao gồm cả khoa học trắc địa), khoa học chế tạo máy và khoa học điện tử. Các ngành khoa học kỹ thuật mới bao gồm kỹ thuật an toàn, kỹ thuật công trình nhà, hóa kỹ thuật và vi kỹ thuật. Vậy cùng chung tôi đi tìm hiểu cho câu trả lời khoa học kỹ thuật là gì? Và những khái niệm của chúng ra sao nhé.
Khoa Học Kỹ Thuật Là gì
Lĩnh vực kỹ thuật là lĩnh vực trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, người làm việc trong lĩnh vực này có nhiệm vụ vận dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các công đoạn của quá trình sản xuất, đồng thời nghiên cứu, cải tiến cho phù hợp vời trình độ sản xuất của từng đơn vị, quốc gia. Đây là một lĩnh vực rất rộng lớn, liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất các sản phẩm, công cụ từ cấp độ sơ khai nhất như các vật dụng phục vụ sản xuất, cuộc sống hàng ngày như kim, chỉ, cuốc, xẻng cho đến các sản phẩm công nghệ cao như máy tính, điện thoại, robot. Những tiến bộ kỹ thuật công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần cải thiện cuộc sống, đồng thời nó cũng đòi hỏi một đội ngũ cán bộ kỹ thuật cả về số lượng lẫn chất lượng.
Phẩm chất và năng lực:
- Sống thực tế, các phương thức giải quyết vấn đề thường đơn giản, dễ áp dụng và có kết quả cụ thể.
- Thích hành động, thực hành hơn là trầm tư suy nghĩ, nghiên cứu
- Khéo léo, thích làm việc với các máy móc, thiết bị, công cụ
- Thích sửa chữa các vật dụng gia đình và các công việc thủ công
- Có sức khỏe tốt, thích tham gia các hoạt động thể thao
- Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, tin cậy, luôn tuân thủ quy định, quy trình
- Thích làm việc ngoài trời hơn là bên bàn giấy
Ngành nghề:
- Cơ khí & Xây dựng: Kỹ sư cơ khí, chế tạo máy, luyện kim, điện lạnh, xây dựng, giao thông, thủy lợi, trắc địa, mỏ, địa chất, dầu khí, vận tải, hàng hải
- Điện, điện tử: Kỹ sư điện, điện tử, phần cứng máy tính, viễn thông, tự động hóa
- Công nghiệp, da giày, dệt may, công nghệ in
Kỹ sư cơ khí:
Công nghệ cơ khí là một trong những ngành hình thành sớm nhất trong lịch sử phát triển loài người, trong suốt quá trình hình thành và phát triển qua mọi thời đại, ngành công nghệ cơ khí luôn đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển trong mọi lĩnh vực của mọi nền kinh tế – xã trên toàn thế giới.
Công nghệ cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi hoặc các vật dụng hữu ích phục vụ đời sống. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị…
Sinh viên theo học chuyên ngành công nghệ cơ khí được đào tạo kiến thức, kỹ năng để đảm bảo khi tốt nghiệp có khả năng: Tổ chức, điều hành sản xuất; tính toán, kiểm tra và lựa chọn công nghệ phù hợp với thiết bị và điều kiện sản xuất của đơn vị; biết sử dụng, kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị; phát hiện và giải quyết những sự cố thông thường trong sản xuất.
Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc trong một số lĩnh vực chính: Công tác ở các viện nghiên cứu; công tác ở các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung Cấp, Dạy nghề; làm việc trong các nhà máy, công ty sản xuất cơ khí của mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá, xã hội, quốc phòng; làm việc ở mọi nơi có sử dụng máy móc, thiết bị vận hành…
Công nghệ chế tạo máy:
Ngoài các kiến thức chung cho ngành cơ khí, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: Máy nâng chuyển – Cơ sở máy công cụ – Nguyên lý cắt – Thiết kế dao – Đồ gá – Động cơ đốt trong – Lưu biến học – Thiết kế máy – Bôi trơn – Công nghệ tạo hình – Máy tự động và Rôbốt – Điều khiển tự động cơ khí – Kỹ thuật đo – Tự động hóa và Chuẩn bị công nghệ…
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng thiết kế, chế tạo, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các sản phẩm cơ khí, các trang thiết bị, dây chuyền công nghệ trong sản xuất tự động thuộc mọi lĩnh vực.
Kĩ thuật ô tô:
Ngoài các kiến thức chung cho ngành cơ khí, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành như: Máy và Tự động thủy khí, Máy nâng chuyển – Trang bị thuỷ khí trên ô tô – Thiết kế và Tính toán động cơ ô tô – Sử dụng và Sửa chữa ô tô – Trang bị điện và Hệ thống điện tử trên ô tô – Công nghệ khung vỏ ô tô – Chẩn đoán trạng thái ô tô…
Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có khả năng thiết kế, chế tạo, cải tiến, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô cũng như các thiết bị hiện đại dùng trên ô tô và các phương tiện khác tương tự ô tô. Sinh viên có thể làm việc tại các trung tâm đăng kiểm ô tô, các nhà máy xí nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô.
Tham khảo thêm
- IT Support Là Gì? Phát Triển Sự Nghiệp Với Vị Trí IT Sport
- Truyền hình trực tiếp với FPT Play là gì? Nội dung và khái niệm
Lời kết:
Bên trên bài viết là những thông tin chi tiết về khoa học kỹ thuật là gì? rất hữu ích giúp bạn có thêm kiến thức và áp dụng vào các công việc chính. Còn gì thắc mắc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp nhé. Ngoài ra Xuyenvietmedia còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như: dịch vụ viết bài seo, dịch vụ quản trị web, dịch vụ thiết kế web, dịch vụ mua bán web, dịch vụ backlink, seo tổng thể…