1. Ngành Kinh tế nông nghiệp là gì?
Hiện nay, Việt Nam đã và đang có những bước tiến lớn, mạnh mẽ và phát triển cả về các lĩnh vực như công nghiệp hay dịch vụ. Nhưng ngành nông nghiệp vẫn luôn là một ngành nghề không thể thay thế và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Do đó, hiện nay ngành Kinh tế nông nghiệp vẫn là một ngành học thu hút nhiều thí sinh. Vậy, ngành Kinh tế nông nghiệp là gì?
Xin trả lời cho câu hỏi đó. Ngành Kinh tế nông nghiệp chính là ngành học chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế trong nông nghiệp và quản trị trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nói cách khác, ngành Kinh tế nông nghiệp là ngành đào tạo các cử nhân kinh tế luôn nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, có năng lực chuyên môn về kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và có khả năng phân tích hay hoạch định chính sách, quản lý cũng như giải quyết các vấn đề về kinh tế để đáp ứng nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp đồng thời giúp nước ta hội nhập hơn với quốc tế khi tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng việc ứng dụng công nghệ 4.0.
2. Học ngành Kinh tế nông nghiệp là học gì?
Ngành Kinh tế nông nghiệp được thiết kế với một khung chương trình phù hợp nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu kinh tế hay các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp.
Khi học ngành này, sinh viên sẽ được tìm hiểu hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế học; hệ thống kiến thức chuyên sâu về kinh tế học thể chế và môn kinh tế chính trị học hiện đại. Sinh viên sẽ được học tập, trau dồi tư duy khoa học của mình và có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc nghiên cứu, giải quyết vấn đề hay các tình huống phát sinh; biết làm sao để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Từ đó, góp phần phát trển nền kinh tế nông nghiệp nước nhà.
3. Các tổ hợp thi của ngành Kinh tế nông nghiệp là gì?
Ngành Kinh tế nông nghiệp với mã ngành 7620115 là một ngành khá đa dạng về khối thi. Vì khi lực chọn ngành học này, bạn có thể ứng tuyển bằng các tổ hợp thi như sau:
- A00 với ba môn Toán, Lý và Hóa học.
- A01 với ba môn Toán, Lý và Tiếng Anh.
- D01 với ba môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh.
- C02 với ba môn Ngữ văn, Toán và Hóa học.
- B02 với ba môn Toán, Sinh học và Địa lý.
Chính vì sự đa dạng khối thi này, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và chọn chon mình một tổ hợp thi là thế mạnh và phù hợp với cá nhân, bạn nhé!
4. Điểm chuẩn của ngành Kinh tế nông nghiệp ở mức nào?
Sau khi đã cân nhắc, lực chọn được tổ hợp thi thế mạnh, phù hợp bản thân, bạn nên tìm hiểu và xem xét mức điểm chuẩn ngành Kinh tế nông nghiệp để có kế hoạch ôn tập phù hợp:
- Với hình thức xét tuyển bằng học bạ THPT, mức điểm chuẩn ngành Kinh tế nông nghiệp sẽ rơi vào khoảng 18-20 điểm.
- Với hình thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT, mức điểm chuẩn ngành Kinh tế nông nghiệp sẽ rơi vào khoảng 13-21 điểm tùy vào tổ hợp thi và cơ sở đào tạo mà bạn chọn.
5. Học ngành Kinh tế nông nghiệp thi học ở đâu?
Vì là một ngành nghề thiết yếu nên Kinh tế nông nghiệp được giảng dạy ở nhiều trường đại học trên khắp cả nước trải dài từ Bắc vào Nam:
Tại khu vực miền Bắc, bạn có thể học ngành Kinh tế nông nghiệp tại các trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên hay các trường Đại học Tân Trào và Đại học Lâm nghiệp. Bên cạnh đó Đại học Kinh tế Quốc dân cũng là một địa chỉ học tập đáng cân nhắc cho các sĩ tử muốn theo đuổi ngành Kinh tế nông nghiệp đó!
Tại khu vực miền Trung, ngành Kinh tế nông nghiệp được giảng dạy tại 4 trường: Đại học Kinh tế – Đại học Huế, Đại học Vinh, Đại học Quang Trung hay Đại học Tây Nguyên.
Riêng tại khu vực miền Nam, chỉ có một địa chỉ học tập duy nhất cho ngành Kinh tế nông nghiệp. Đó chính là trường Đại học Cần Thơ.
6. Cơ hội việc làm của ngành Kinh tế nông nghiệp là gì?
Bản thân nông nghiệp đã là một ngành khá phức tạp khi bao hàm cả những yếu tố như hệ thống sinh học hay kĩ thuật nuôi trồng,… Vì vậy cử nhân ngành Kinh tế nông nghiệp khi ra trường cũng có rất nhiều cơ hội và có thể đảm nhận các vị trí sau:
- Cử nhân ngành Kinh tế nông nghiệp có thể làm việc trong các cơ quan Nhà nước về lĩnh vực kinh tế hoặc liên quan đến kinh tế. Hay các cơ quan hoạch định, quản lý, chỉ đạo và thực hiện các chính sách nông nghiệp, nông thôn.
- Bạn cũng có thể tham gia vào các doanh nghiệp kinh tế hay các tổ chức kinh tế. Ví dụ như các doanh nghiệp nông nghiệp, các trang trại, các cơ sở chế biến, các hợp tác xã hay kể cả các tổ chức tài chính và ngân hàng.
- Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, bạn có thể làm giảng viên giảng dạy về lĩnh vực kinh tế trong các trường đại học hay các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp cũng có thể làm việc trong các tổ chức nghiên cứu và đào tạo liên quan đến kinh tế, nông nghiệp. Và cũng có khả năng nghiên cứu độc lập trong các viện nghiên cứu về kinh tế, nông nghiệp thuộc các bộ ngành hay các trường đại học.
7. Mức lương sau khi ra trường của ngành Kinh tế nông nghiệp là gì?
Chính sự sự thiết yếu của mình, ngành Kinh tế nông nghiệp cũng có mức lương khá cạnh tranh. Sau khi ra trường, mức lương khổi điểm của ngành này là từ 6 đến 8 triệu đồng. Còn khi bạn đã làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể làm việc tại các vị trí manager và hưởng mức lương trung bình khoảng 15 triệu đồng.
8. Những tố chất giúp bạn phù hợp ngành Kinh tế nông nghiệp là gì?
Để theo đuổi ngành Kinh tế nông nghiệp, bạn nên có những tố chất tuyệt vời sau đây:
- Khả năng tính toán, phân tích và định hướng.
- Khả năng làm việc độc lập.
- Luôn luôn chủ động trong mọi công việc, hành động.
- Khả năng xác định và tổ chức mọi việc.
- Khả năng giao tiếp và trình độ tiếng Anh ở mức khá.
- Khả năng team-work.
- Khả năng cập nhật và vận dụng công cụ, phần mềm mới.
Nếu bạn chưa có đủ những tố chất trên thì cũng đừng lo lắng. Bạn có thể tiếp tục học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu và tự phát triển để bồi dưỡng những yếu tố ấy.
Kết luận
Ngành Kinh tế nông nghiệp vẫn sẽ luôn là một ngành nghề cần thiết và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Vì vậy, nhu cầu về một nguồn nhân lực Kinh tế nông nghiệp đảm bảo chất lượng sẽ không mất đi. Hy vọng, thông qua bài viết này, phụ huynh, học sinh sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về bản thân ngành Kinh tế nông nghiệp, cơ hội việc làm sau khi ra trường của nó, đồng thời có được sự lựa chọn thực sự đúng đắn và phù hợp với khả năng, tính cách cá nhân.