Một công ty khi đưa ra một quyết định mở rộng sản xuất hay tạm ngừng thì yếu tố đầu tiên luôn là lợi nhuận biên. Tuy nhiên bạn đã hiểu đúng và đủ về thuật ngữ này chưa? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Định nghĩa lợi nhuận biên là gì?
Lợi nhuận biên hay còn gọi là lợi nhuận cận biên, (có thuật ngữ tiếng Anh: Marginal Profit), là lợi nhuận kiếm được khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Hoặc cũng có thể định nghĩa rằng đây là phần chênh lệch giữa chi phí biên và doanh thu biên. Trong đó, chi phí biên là phần chi phí phải tăng khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm. Còn doanh thu biên là phần doanh thu kiếm được khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.
Ý nghĩa của lợi nhuận biên
Một công ty luôn mong muốn tối đa hóa lợi nhuận. Điểm tối đa hóa lợi nhuận là điểm mà chi phí biên bằng doanh thu biên hoặc lợi nhuận biên (LNB) bằng 0.
Một DN luôn quan tâm tới LNB, bởi đây là chỉ số giúp xác định xem có nên mở rộng kinh doanh, ký hợp đồng sản xuất hay có ngừng sản xuất hay không.
Nói tóm lại, DN nên ngừng sản xuất tại điểm mà khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm, nó bắt đầu làm giảm lợi nhuận chung.
Cách tính lợi nhuận biên
Lợi nhuận biên = Doanh thu biên (MR) – Chi phí biên (MC)
Trong kinh tế học vi mô, các công ty luôn mong muốn sản xuất cho đến khi chi phí biên bằng doanh thu biên. Khi đó, LNB sẽ bằng 0.
Còn trong cạnh tranh hoàn hảo, không có LNB vì cạnh tranh sẽ luôn đẩy giá bán xuống bằng chi phí biên, nên MC = MR = P (giá).
Trong thực tế, ít có cạnh tranh hoàn hảo do môi trường pháp lý, độ trễ và sự bất công bằng trong thông tin,… Vì vậy mà các cấp quản lý của một công ty không thể xác định được chi phí biên và doanh thu biên mà phải xác định dựa trên sự ước tính hoặc đưa ra quyết định muộn hơn.
Ngoài ra, các công ty cũng thường chỉ hoạt động dưới công suất tối đa để có thể đẩy mạnh sản xuất vào những giai đoạn nhu cầu tăng đột biến của người tiêu dùng.
Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về lợi nhuận biên cũng như các ý nghĩa của nó.
SKC – giải pháp tài chính cho doanh nghiệp của bạn
Doanh nghiệp của bạn đang trên đà phát triển nhưng lại bị giới hạn bởi nguồn vốn?
Bạn đang loay hoay không biết nên mở rộng kinh doanh bằng những nguồn vốn nào?
Các thủ tục để vay vốn và cần phải chuẩn bị những hồ sơ như thế nào? Bạn cũng chưa thể nắm rõ?
Đừng lo, SKC chính là điểm đến lý tưởng cho bạn!
SKC sẽ giải quyết mọi nỗi lo của bạn với:
- Tư vấn, hoàn thiện hồ sơ
- Kết nối doanh nghiệp bạn với các tổ chức tài chính tiềm năng
- Giải quyết các vấn đề pháp lý
- Hỗ trợ trong suốt quá trình vay vốn
- Tổng giá trị vay vốn có thể lên tới hơn 100.000 USD
Nếu bạn vẫn còn đang phân vân, liên hệ ngay với chuyên viên của chúng tôi để được tư vấn kỹ càng nhất.