4 ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA MINDFULNESS VÀ MEDITATION

Mindfulness và Meditation là hai phương thức luyện tập được ưa chuộng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tinh thần và suy nghĩ của người tập. Đối với một người mới bắt đầu luyện tập thiền hoặc đi theo lối sống thức tỉnh, phân biệt hai khái niệm trên dường như trở thành một nhiệm vụ khó khăn. Nhằm giúp người tập định hướng và lựa chọn đúng phương pháp, bài viết dưới đây sẽ tập trung và giải đáp 4 điểm khác biệt giữa hai cách thức luyện tập này.

Mindfulness – Chất lượng và Meditation – Luyện tập

Đầu tiên, để nhận thấy sự khác biệt, chúng ta hãy có cái nhìn tổng quan về hai khái niệm trên.

Jon Kabat-Zinn – một trong những nhà sáng lập dự án Giảm Căng Thẳng Dựa Trên Phương Pháp Tỉnh Thức (Mindfulness-Based Stress Reduction/ MBSR) đã định nghĩa về Mindfulness (Tỉnh thức) là một phương thức rèn luyện khả năng tập trung và chú ý có mục đích và không phán xét tại thời điểm hiện tại đối với 1 đối tượng, sự vật hoặc sự việc.

Trong khi đó, dựa trên định nghĩa của Walsh và Shapiro (2006), ta có thể hiểu rằng Meditation (Thiền định) là phương pháp thực hành áp dụng các kỹ thuật, ví dụ như Thức tỉnh (Mindfulness) hoặc thả lỏng tâm trí để đạt được trạng thái tinh thần minh mẫn và ổn định cảm xúc.

Trên thực tế, chúng ta có nhiều định nghĩa khác về hai khái niệm, tuy nhiên cách lý giải của các tác giả trên đã cho thấy điểm khác biệt lớn. Có thể nói định nghĩa của Kabat-Zinn nói về mối liên hệ giữa cá nhân và môi trường xung quanh, xây dựng khả năng tập trung đối với sự việc trong khi Walsh và Shapiro giải đáp về một phương thức luyện tập với mục đích thay đổi hoặc nâng cao trạng thái tâm trí của một người.

Meditation là một trong nhiều con đường dẫn đến lối sống “mindful”

Meditation là một cách thức gieo trồng lối sống “mindful” (tỉnh thức). Bạn có thể hiểu rằng đó là một lối sống có mục đích, hướng tâm, biết yêu thương bản thân và hiểu rõ về từng hành động và ý định của mình. Điều này đòi hỏi bạn phải tập trung, kiên nhẫn và nỗ lực tận dụng tối đa khoảnh khắc hiện tại. Meditation rèn luyện sự kiên trì của người tập và kết nối đến giá trị cốt lõi và tiếp xúc với cảm xúc của chính họ.

Nghiên cứu của Carmody và Baer (2008) đã cho thấy rằng trong dự án MBSR, những người luyện tập Thiền Mindfulness hàng ngày thường sống theo hướng “mindful” và tích cực hơn. Đó là quá trình luyện tập khả năng cảm nhận và tìm thấy sự cân bằng của mỗi người để hướng đến giá trị của yêu thương và hạnh phúc.

Áp dụng điều trị qua Mindfulness nhưng không bao gồm Meditation

Mindfulness đem lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe cũng như xây dựng và nâng cao khả năng tiếp nhận của mỗi người. Cũng chính vì vậy, nhiều phương pháp điều trị đã xây dựng các bài tập theo xu hướng sống Thức Tỉnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các khách hàng sẵn sàng xây dựng thói quen luyện tập hàng ngày với hoạt động thiền định.

Một trong những ví dụ cho thấy phương pháp Mindfulness không bao gồm Meditation vẫn đem lại hiệu quả to lớn chính là quá trình trị liệu Dialectical Behavior Therapy (DBT – Liệu Pháp Hành Vi Biện Chứng). Các bác sĩ lâm sàng đã hướng dẫn bệnh nhân của họ hướng đến sống Thức Tỉnh mà không cần sự trợ giúp từ quá trình luyện tập khắc nghiệt.

Mindfulness bao gồm luyện tập “formal” và “informal”

Thiền Mindfulness là một trong các cách tập luyện sự Tỉnh thức dựa theo quy trình mang tính “formal” và cố định. Thiền yêu cầu người tập ngồi yên một chỗ hoặc cố định tại một số tư thế trong khoảng thời gian nhất định, thả lỏng tâm trí và không suy nghĩ gì cả. Thực hành thiền với phương thức như vậy cho phép người tập được thư giãn, giải toả tâm trí khỏi vòng xoáy bận rộn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, khái niệm luyện tập Tỉnh thức còn mở rộng hơn và không yêu cầu người tập chỉ ngồi yên một chỗ. Cách thức tập Mindfulness thường rất đa dạng và không quá phức tạp, gắn liền với sinh hoạt hàng ngày bao gồm đi bộ, ăn uống, nói chuyện (mindful eating, mindful walking, mindful conversation). Điều này sẽ xây dựng cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về cuộc sống ngay từ những hành động nhỏ như đánh răng, rửa bát hay ăn uống. Người tập có thể thực hiện tại bất kỳ thời điểm và thời gian nào trong ngày với nhiều tình huống nhưng cần phải hoàn toàn nhập tâm và thả tâm trí mình vào khoảng không hiện tại.

Tạm kết

Chúng ta không thể phủ nhận mối liên hệ gắn bó sâu sắc giữa Thiền và sự Tỉnh thức. Hai khái niệm trên luôn bổ sung và hỗ trợ nhau nhằm hướng con người đến một lối sống lành mạnh, thư giãn và “mindful”. Tuy nhiên, hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa Mindfulness và Meditation sẽ giúp người tập tìm ra phương pháp thực hành phù hợp với nhu cầu và mục tiêu cá nhân.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm:

5 quan niệm sai lầm về Mindfulness cần được thay đổi

Bài viết trên tham khảo từ:

5 Differences Between Mindfulness and Meditation