NDA là gì? Các loại thỏa thuận bảo mật thông tin

THỎA THUẬN BẢO MẬT THÔNG TIN LÀ GÌ?

  • Thỏa thuận bảo mật thông tin (tiếng Anh: Non-Disclosure Agreement, viết tắt là NDA)
  • Thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) là một dạng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ), trong đó NLĐ cam kết không tiết lộ các bí mật, thông tin kinh doanh với bất kỳ ai nếu không được sự đồng ý của NSDLĐ.
  • Mục đích của thỏa thuận NDA là nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh, lợi thế về thương mại có tính độc quyền mà NSDLĐ đã bỏ công sức và chi phí để xây dựng.
  • Hiện nay, việc ký thêm NDA khi thực hiện ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) với NLĐ đang được các doanh nghiệp (DN) thực hiện khá phổ biến.

Tuy nhiên, do vẫn chưa được quy định cụ thể trong luật nên một số điều khoản thỏa thuận trong NDA liên quan đến việc hạn chế quyền làm việc của NLĐ sau khi chấm dứt HĐLĐ, thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh vẫn gây nhiều tranh cãi trong quá trình thực hiện.

NDA còn được gọi là:

  • Confidentiality agreement – CA: Thỏa thuận bảo mật
  • Confidential disclosure agreement – CDA: Thỏa thuận việc tiết lộ bí mật
  • Proprietary information agreement – PIA: Thỏa thuận thông tin độc quyền
  • Secrecy agreement – SA: Thỏa thuận bí mật

Xem thêm:

  • Hướng dẫn thành lập văn phòng luật
  • Kinh nghiệm thuê văn phòng cho công ty Luật
  • 7 Lợi ích khi công ty Luật thuê văn phòng chia sẻ

CÁC LOẠI THỎA THUẬN NDA

NDA đơn phương

Một NDA đơn phương (hay NDA một chiều) liên quan đến hai bên trong đó chỉ có một bên (tức là bên tiết lộ) có khả năng tiết lộ một số thông tin nhất định cho bên kia (tức bên nhận) và yêu cầu thông tin đó phải được bảo mật vì một số lí do.

Ví dụ, thỏa thuận thường được yêu cầu đối với nhân viên mới, nếu họ có thể có quyền truy cập vào thông tin bảo mật về công ty. Trong những trường hợp như vậy, nhân viên sẽ là bên duy nhất kí thỏa thuận.

NDA song phương

Một NDA song phương (hay còn gọi là NDA hai chiều) liên quan đến hai bên trong đó cả hai bên dự định tiết lộ thông tin cho nhau và mỗi bên sẽ được bảo vệ nếu như có những tiết lộ thêm không được cho phép. Loại NDA này là phổ biến khi các doanh nghiệp đang xem xét liên doanh hoặc sáp nhập với nhau.

NDA đa phương

Một NDA đa phương liên quan đến ba hoặc nhiều bên trong đó ít nhất một trong các bên có khả năng tiết lộ thông tin cho các bên khác và yêu cầu thông tin đó phải được bảo mật.

Loại NDA này giúp loại bỏ việc phải sử dụng NDA đơn phương hoặc song phương giữa hai bên. Ví dụ, chỉ cần một NDA đa phương duy nhất được ký bởi ba bên, trong đó mỗi bên có ý định tiết lộ thông tin cho hai bên còn lại, thay vì dùng ba NDA song phương riêng biệt giữa bên thứ nhất và bên thứ hai, bên thứ hai và bên thứ ba và bên thứ ba và bên thứ nhất.

  • Xem thêm: Phishing email là gì?

THÀNH PHẦN THIẾT YẾU TRONG THỎA THUẬN NDA

NDA có thể được lập ở bất kỳ mức độ nào nhưng có 6 yếu tố chính được coi là thiết yếu như sau:

  • Tên của các bên tham gia thỏa thuận
  • Định nghĩa về những gì cấu thành thông tin bí mật trong trường hợp cụ thể
  • Các loại trừ bất kì từ bảo mật
  • Tuyên bố về việc sử dụng thông tin thích hợp nào được tiết lộ
  • Các khoảng thời gian liên quan
  • Qui định khác

Xem thêm: Thuật ngữ khởi nghiệp Startup cần học trước khi kêu gọi vốn đầu tư

QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỎA THUẬN BẢO MẬT THÔNG TIN

Để có thể bảo mật được các bí mật kinh doanh hay các thông tin mật vụ quan trọng của doanh nghiệp thì bạn cần phải lưu ý đến những quy trình thực hiện dưới đây:

  • Bước 1: Yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận NDA theo điều 85 Bộ luật lao động Việt Nam
  • Bước 2: Bảo vệ thông tin trong phạm vi nội bộ
  • Bước 3: Phỏng vấn nhân viên trước khi nghỉ việc
  • Bước 4: Theo dõi hoạt động của nhân viên cũ tại công ty mới

Xem thêm: Địa điểm kinh doanh là gì?

TRANH CHẤP GIẢI QUYẾT NDA GIỮA CTY VÀ NHÂN VIÊN CŨ TẠI TPHCM VÀO NĂM 2018, THEO BÁO NLD

Phiên họp yêu cầu hủy phán quyết trọng tài về giải quyết tranh chấp giữa Công ty TNHH Recess (viết tắt là Recess – quận 1, TP HCM) và bà Đỗ Thị Mai Trang liên quan đến NDA diễn ra tại TAND TP HCM mới đây đã thu hút khá nhiều luật sư, giảng viên luật và những người nghiên cứu luật tham dự nhằm tìm lời giải cho các khúc mắc nêu trên.

Trình bày tại tòa, ông Trần Văn Trí, đại diện theo ủy quyền của bà Trang, cho biết:

Ngày 10-10-2015, bà Trang ký HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng với Recess ở vị trí trưởng bộ phận tuyển dụng.

Tiếp đó, ngày 21-10-2015, bà Trang ký tiếp NDA với Recess. Trong thỏa thuận này có điều khoản quy định trong thời gian 12 tháng sau khi chấm dứt tuyển dụng hoặc kết thúc việc làm với Recess, không xét đến nguyên nhân chấm dứt HĐLĐ, NLĐ không được làm những công việc tương tự ở các DN có cùng lĩnh vực kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh hoặc những đơn vị liên kết, đối tác của công ty, nếu vi phạm, NLĐ sẽ phải bồi thường.

Ngày 1-11-2016, bà Trang ký tiếp HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng với công ty và nghỉ việc vào ngày 18-11-2016.

Đến ngày 2-10-2017, phát hiện bà Trang đang làm việc cho một DN kinh doanh cùng lĩnh vực, công ty đã lập vi bằng và khởi kiện bà Trang tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), yêu cầu bồi thường 3 tháng tiền lương vì vi phạm thỏa thuận NDA.

Sau đó, VIAC đã ra Phán quyết số 75/17 ngày 19-2-2018 buộc bà Trang bồi thường cho công ty hơn 205 triệu đồng. Cho rằng NDA là một phần không thể tách rời của HĐLĐ nên tranh chấp về NDA là tranh chấp lao động và sẽ do tòa án giải quyết, không thuộc thẩm quyền giải quyết của VIAC. Hơn nữa, thỏa thuận trong NDA hạn chế quyền được tự do lựa chọn việc làm của NLĐ, tức vi phạm điều cấm của pháp luật Việt Nam nên bà Trang đã gửi đơn ra tòa yêu cầu hủy phán quyết của trọng tài.

Sau khi xem xét vụ việc, tòa đã bác toàn bộ yêu cầu của bà Trang. Cụ thể, khi đề cập thẩm quyền giải quyết vụ việc của VIAC, tòa cho rằng trong NDA, 2 bên đã thỏa thuận chọn VIAC là nơi giải quyết khi có tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh. Hơn nữa, Recess đang hoạt động thương mại, mà theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên, trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại thì thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Do vậy, việc VIAC thụ lý giải quyết vụ việc là đúng quy định.

Bên cạnh đó, tòa cũng nhận định NDA không vi phạm điều cấm của pháp luật Việt Nam (điều 35 của Hiến pháp, điều 49 Bộ Luật Dân sự, điều 5 của Bộ Luật Lao động và điều 9 Luật Việc làm) về quyền làm việc, quyền lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc, tự do làm việc cho bất kỳ NSDLĐ nào của NLĐ. Bởi tại điều 3.2 Bộ Luật Dân sự quy định: “Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó”. Tại thời điểm ký kết NDA, bà Trang có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn tự nguyện và không bị ép buộc. Đồng thời, nội dung NDA cũng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội nên theo nguyên tắc tự nguyện, tự do cam kết, thỏa thuận NDA có hiệu lực và phải được các bên tuân thủ. Biên soạn: Le Tu

Nguồn: NLD, Wikipedia, Investopedi

Xem thêm: SLA là gì ?