Phản biện là một trong những thuật ngữ chúng ta thường hay bắt gặp trong thực tế cuộc sống. Sự phản biện không chỉ là sự vận dung tri thức mà nó còn là tiêu chí trí tuệ như sự rõ ràng, logic, sự sâu sắc, tính thiết thực, chiều sâu và tầm nhìn rộng, cũng như sự quan yếu và tính công bằng. Vậy phản biện là gì? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
phản biện là gì
1. Phản biện là gì?
Căn cứ theo Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30-1-2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định Về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có quy định Phản biện là hoạt động cung cấp các thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra.
Theo đó, phản biện là một hoạt động khoa học, là quá trình diễn ra các hoạt động được đảm bảo bởi những nguyên tắc chặt chẽ, gồm các khâu đánh giá, phân tích, lập luận, thẩm định chất lượng, nhằm chứng minh, khẳng định hoặc bổ sung, bác bỏ một phần hay toàn bộ công trình nghiên cứu của cá nhân hoặc một nhóm người.
Phản biện là sự tranh luận, đưa ra lập luận khác nhau để làm rõ đúng – sai về một vấn đề cụ thể. Đây là một hoạt động phân tích độc lập, là một yếu tố rất quan trọng bảo đảm tính khách quan và chính kiến của chủ thể phản biện, nếu mất đi yếu tố này thì phản biện sẽ giảm hoặc không còn giá trị.
Phản biện hoàn toàn không đồng nghĩa với phản bác, lại càng trái ngược với bài bác. Phản biện có những cấp độ, phương diện khác nhau (mức độ thấp, mức độ trung bình, mức độ cao) mà đỉnh cao là phản biện lý luận, phản biện khoa học.
2. Tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện được miêu tả là những suy nghĩ mang tính chất phản ánh có lý lẽ về việc tin vào điều gì hoặc làm điều gì. Nó cũng được miêu tả là “tư duy về tư duy”.
Trong phạm vi bộ khung khái niệm triết học của lý thuyết phản biện xã hội, tư duy phản biện thường được hiểu là sự gắn bó với thực tiễn xã hội và chính trị trong việc tham gia dân chủ, là ước muốn hình dung ra hay mở ra những quan điểm khác mà ta có thể lựa chọn; là ước muốn kết hợp những quan điểm mới hay những quan điểm cũ đã biến cải vào cách tư duy và hành động của chúng ta, cũng như ước muốn thúc đẩy khả năng phản biện nơi người khác.
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Đó là cách để khẳng định rằng một nhận định nào đó là đúng hay sai, đôi khi đúng, hay có phần đúng.
Nguồn gốc của khái niệm tư duy phản biện có thể tìm thấy trong tư tưởng của phương Tây đối với phương pháp tư duy theo lối Socrat của người Hy lạp cổ, còn ở phương Đông, là trong kinh Vệ đà của nhà Phật.
Tư duy phản biện là thành tố quan trọng của mọi nghề nghiệp chuyên môn. Nó là một phần của quá trình giáo dục và ngày càng có tầm quan trọng đáng kể đối với sự tiến bộ của sinh viên thông qua đào tạo bậc đại học, tuy các nhà giáo dục vẫn còn tranh luận về ý nghĩa chính xác và tầm cỡ của vấn đề này.
Tư duy phản biện làm rõ mục tiêu, khảo sát các giả định, nhận định về những giá trị tiềm ẩn bên trong, đánh giá các minh chứng, hoàn thành các hành động và đánh giá các kết luận.
3. Kỹ năng tư duy phản biện
Các kỹ năng cốt lõi của Tư duy phản biện là quan sát, diễn giải, phân tích, suy luận, đánh giá, giải thích, và tri nhận tổng hợp. Có một mức độ đồng thuận đáng kể trong các chuyên gia về việc cho rằng một cá nhân hay một nhóm người có gắn bó với một tư duy phản biện mạnh mẽ thì sẽ hết sức chú trọng tới:
- Minh chứng qua quan sát
- Bối cảnh
- Những tiêu chí quan yếu và thiết thực để có một nhận định đúng
- Những phương pháp có thể áp dụng được hay kỹ thuật xây dựng nhận định
- Những cơ cấu lý thuyết có thể áp dụng được để hiểu những vấn đề và câu hỏi trong tầm tay
Ngoài việc sở hữu kỹ năng tư duy phản biện mạnh mẽ, người ta phải được chuẩn bị để sẵn sàng gắn việc giải quyết những vấn đề ấy với việc sử dụng những kỹ năng này. Tư duy phản biện vận dụng không chỉ tri thức về logic mà còn những tiêu chí trí tuệ khác như sự rõ ràng, đáng tin cậy, sự xác đáng, sự sâu sắc, tính thiết thực, chiều sâu và tầm rộng, cũng như sự quan yếu và tính công bằng. Tư duy phản biện đòi hỏi những khả năng:
- Nhận ra vấn đề, tìm ra được những phương tiện khả thi để đáp ứng cho việc giải quyết những vấn đề đó
- Hiểu tầm quan trọng của ưu tiên hóa và trật tự ưu tiên trong việc giải quyết vấn đề
- Thu thập những thông tin thiết yếu và sắp xếp theo một trật tự nhất định
- Nhận ra những giả định và giá trị không được nêu rõ
- Lĩnh hội thấu đáo và dùng ngôn ngữ một cách rõ ràng, chính xác, sáng suốt
- Diễn giải các dữ liệu nhằm đánh giá các minh chứng và luận điểm
- Đưa ra những nhận định, đánh giá xác đáng về những điều cụ thể trong đời sống hàng ngày
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề phản biện là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về phản biện là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.