Bất cứ một cộng đồng nào đều có những nét văn hoá đặc trưng. Và mỗi cộng đồng đều sẽ luôn có những người dẫn đầu. Họ không chỉ là người tiên phong với vốn kiến thức lớn về cộng đồng, họ còn là những người luôn muốn phát triển cộng đồng lớn mạnh. Đối với cộng đồng sneakers, sneakerhead có phải là những người dẫn đầu? Nhưng đâu là khái niệm chính xác nhất để khẳng định ai đó là một sneakerhead thực thụ?
Sneakerhead là gì?
Theo Forbes.com, định nghĩa đầy đủ nhất cho “sneakerhead” là những ai có sưu tầm, mua bán và có tình yêu dành cho sneakers. Đối với họ sneakers giống như một dạng sở thích. Những người được ho là sneakerhead cũng khá tương tự với nhà sưu tầm luôn có đam mê và cống hiến dành cho những gì mình yêu thích. Rất nhiều người sở hữu vốn kiến thức rộng lớn liên quan đến sneakers. Họ có am hiểu về những dòng giày, phối màu, nguồn gốc và cả lịch sử. Không chỉ dừng lại ở đấy, họ còn dành rất nhiều thời gian, tiền bạc để tìm kiếm những đôi sneakers mình muốn lẫn thông tin liên quan để sở hữu một BST trọn vẹn về vật chất và trí tuệ.
Trên Urban Dictionary, có rất nhiều định nghĩa khá tương tự nhưng có phần đơn giản hơn. Sneakerhead ở đây được giải thích người yêu sneakers không giới hạn mình với bất kì một nhãn hàng cụ thể. Đồng thời họ cũng có vốn kiến thức lớn về sneakers.
Sneakerhead ra đời khi nào?
Việc sưu tầm sneakers trở nên phổ biến vào những năm 70. Đây chính là thời điểm làn sóng B-boy và hip-hop trở nên phổ biến tại cấc nước phương Tây, điển hình là New York. Không chỉ quần áo làm nên phong cách của các B-boy lúc bấy giờ mà cả những đôi sneakers cũng được chú trọng. Họ không chỉ sở hữu những thiết kế đại chúng, đôi khi họ còn tự custom đôi giày của mình để trở nên khác biệt.
Một trong những thương hiệu góp phần tạo ra phong trào sưu tầm giày không thể bỏ qua là Nike. Việc sưu tầm giày trở nên nghiêm túc khi đôi giày Jordan đầu tiên bị cấm tại giải NBA. Cộng đồng bắt đầu tò mò và tìm kiếm cũng như mong muốn sở hữu thiết kế đó. Đồng thời tại thòi điểm đó, các nhãn hàng bắt đầu ký hợp đồng với nhiều ngôi sao, người ảnh hưởng để tạo ra những đôi giày đặc biệt. Đỉnh điểm của cuộc chạy đua trên con đường sưu tầm giày bùng nổ khi Nike phát hành lại mẫu giày Jordan bị cấm. Các nhà sưu tầm lao vào công cuộc tìm kiếm thiết kế ấy.
Các nhà sưu tầm hay được gọi là “sneakerhead” có thể bỏ rất nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc để có thể sở hữu đôi sneakers mình mong muốn. Họ không ngừng nghỉ trên con đường tìm kiếm lẫn thu mua nhiều đôi sneakers, Với họ mỗi thiết kế đều đáng trân trọng, đều có những câu chuyện liên quan và có một ý nghĩa nhất định. Vì những giá trị ấy, các sneakerhead không ngần ngại tiêu tốn thời gian, công sức hay tiền bạc. BST của họ có thể từ vài chục đến vài trăm đôi giày từ những thiết kế bình thường đến những đôi có giá trị khủng.
Sneakerhead có phải là reseller?
Nhận thấy sự sục sôi, đam mê của những “nhà sưu tầm giày”, các thương hiệu dần cho ra mắt nhiều phối màu độc đáo với số lượng phát hành giới hạn để cuộc chơi càng trở nên sôi động hơn. Và khái niệm “camp” giày cũng xuất hiện. Những hàng dài người xếp hàng đợi để “cop” một đôi giày được phát hành độc quyền bao gồm cả sneakerhead và những người không phải sneakerhead.
Một số mua để sưu tầm, một số mua với mong muốn bán lại với mức giá cao hơn. Những người bán lại được gọi là “Reseller”. Reseller trong giới sneakers là ai? Họ là những người luôn săn lùng những thiết kế mới, độc, giới hạn và bán lại với mức giá cao hơn giá bán lẻ. Họ thu thập “hàng hoá” từ nhiều nguồn. Để là một reseller tin cậy, họ cũng có cho riêng mình vốn kiến thức về sneakers đa dạng, phân biệt được hàng thật và giả khá giống với miêu tả của một sneakerhead.
Reseller cũng có 2 dạng. Một là chỉ làm với mục đích tạo ra lợi nhuận họ có hứng thú với giày nhưng không có nhu cầu sưu tầm. Hai là những sneakerhead có số lượng lớn sneakers trong tủ đồ và việc mua bán, trao đổi giày giúp họ duy trì đam mê sưu tầm sneakers của mình. Một số nhận định cho rằng, reseller tạo ra những ảnh hưởng không tốt đến văn hoá của cộng đồng. Họ khiến nhiều người nghĩ sai về sneakerhead là những người có đam mê kiếm tiền hơn là đam mê về sneakers. Điều đó cũng phần nào thể hiện trong định nghĩa đã được đưa ra bới tạp chi Forbes.
Sneakerhead chính xác là…
Sneakerhead theo bạn là gì? Theo SNRKVN, sneakerhead thường không tự nhận mình là một sneakerhead. Đối với họ, sneakers là đam mê và họ vui khi được sống chung với đam mê ấy. Đam mê ấy không chỉ đơn giản là mua thật nhiều giày hay phải sở hữu những thiết kế độc đáo nhất, mới nhất mà còn là cả quá trình tích luỹ kiến thức về sneakers cho riêng mình. Khi nói đến sneakers họ không thiên vị một nhãn hàng nào. Họ không chỉ bàn tán về sneakers trên mạng xã hội họ có thể nói về sneakers ở bất kì nơi đâu. Khi nhắc đến sneakers họ luôn cho thấy sự nhiệt huyết và đam mê trong mỗi lời nói.
Có thể đối với những ai chơi giày trong một khoảng thời gian dài với đam mê về sneakers chưa bao giờ ngừng và sở hữu một gia tài sneakers quý báu chính là sneakerhead. Bạn có dám khẳng định mình là một sneakerhead thực thụ? Theo bạn định nghĩa nào là chính xác cho người dẫn đầu của nền văn hoá sát mặt đất này?