Nhắc đến Social Media bạn sẽ nghĩ ngay đến Facebook, Twitter, Instagram…suy nghĩ của bạn đúng nhưng chưa đủ. Bởi Social Media còn rộng hơn những gì bạn đang biết về nó. Bài viết này sẽ bao quát cho bạn tư duy đúng và đủ về Social Media là gì, đồng thời đưa ra những chiến lược Social Media để phát triển website và cải thiện thứ hạng từ khóa khi làm SEO.
1. Social Media là gì?
Nếu bạn cảm thấy mơ hồ về khái niệm Social Media đang được sao chép khá nhiều trên Google hãy để GOBRANDING chia nhỏ cụm từ này và phân tích chi tiết để bạn hiểu rõ hơn:
Social là gì?
Social: mang tính chất xã hội được hiểu với nghĩa đơn thuần là một nhóm người hay cộng đồng có cùng sở thích, chung quan điểm tập hợp lại để cùng chia sẻ, trao đổi và học hỏi lẫn nhau.
Ví dụ: Trong đời sống hằng ngày, bạn có thể bắt gặp rất nhiều câu lạc bộ hay nhóm các thành viên tập hợp lại với nhau mỗi cuối tuần để giao lưu về chủ đề mà họ cùng quan tâm như tiếng Anh, xe, thú cưng… Phát triển hơn, họ bắt đầu di chuyển từ môi trường offline sang môi trường online để trao đổi thông qua các diễn đàn lớn như web trẻ thơ dành cho phụ nữ chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con, cuộc sống hằng ngày, diễn đàn tinh tế chuyên về công nghệ hay diễn đàn dành cho những người yêu xe như otofun… Không dừng lại ở đó, khi mạng xã hội được lan rộng và bùng nổ bắt đầu xuất hiện những group trên mạng xã hội cho phép những thành viên cùng sở thích, đam mê tham gia chia sẻ, thảo luận và trao đổi thông tin với nhau.
Media là gì?
Media là phương tiện truyền thông dùng để truyền tải thông tin, dữ liệu đến với người dùng hoặc giúp họ kết nối, chia sẻ thông tin với nhau. Phương tiện truyền thông phát triển từ môi trường offline như tivi, báo giấy, đài phát thanh… dùng để truyền tải thông tin một chiều đến người dùng đến môi trường online như trang web,ứng dụng… cho phép người dùng tương tác với nhau.
Khi kết hợp hai từ với nhau bạn sẽ dễ hiểu hơn về khái niệm Social Media (Phương tiện truyền thông xã hội).
Social Media là những phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng để giao tiếp, chia sẻ thông tin trên nền tảng internet, cho phép người dùng có thể tương tác trực tiếp với nhau.
Cụ thể, GOBRANDING sẽ đưa 4 nhóm Social Media để bạn có cái nhìn chi tiết hơn:
- Social Community: dùng để kết nối, gắn kết những người có cùng sở thích với nhau nhằm phát triển mối quan hệ bằng cách cho phép họ tương tác, trò chuyện và chia sẻ thông tin. Phổ biến nhất ở nhóm này là các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Google+, Linkedin…hay mới nhất là Lotus – mạng xã hội được xây dựng bởi người Việt.
- Social Publishing: là các trang mạng dùng để chia sẻ hình ảnh, video, kiến thức, tài liệu như Youtube để chia sẻ video, Reddit để chia sẻ thông tin, SlideShare để chia sẻ tài liệu hay Spotify để chia sẻ âm thanh, nhạc…
- Social Commerce: là một phần của thương mại điện tử để hỗ trợ người mua và người bán có thể trao đổi và tương tác tốt hơn như đặt phòng, khách sạn có Booking, trang người dùng có thể đánh giá, nhận xét về dịch vụ như Yelp…
- Social Entertainment: là các trang cho phép người dùng vui chơi giải trí trực tuyến như Twitch là trang streaming game được nhiều người tham gia trao đổi về lĩnh vực game. Hay như trò chơi Pokemon Go người chơi tương tác ảo trên smart phone để bắt và huấn luyện Pokemon như đời thực.
Bây giờ, có hai vấn đề lớn mà GOBRANDING sẽ làm rõ để bạn không nhầm lẫn giữa Social Media và các khái niệm khác:
#Các phương tiện truyền thông truyền thống không phải là Social Media!
Hãy nhìn lại khái niệm Social Media là gì, như đã phân tích ở trên nó phải bao gồm cả Social và Media kết hợp lại với nhau. Nhưng các phương tiện truyền thông truyền thống như tivi, báo giấy hay radio chỉ mới đáp ứng được yếu tố Media chưa đáp ứng được yếu tố Social.
Social Media không chỉ cung cấp thông tin cho bạn mà còn cho phép bạn tương tác trực tiếp với thông tin đó bằng cách bày tỏ cảm xúc hay nêu ý kiến của mình. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông truyền thông chỉ mới cung cấp thông tin một chiều, nghĩa là bạn có thể xem tivi, đọc báo hay nghe đài nhưng không thể nào tương tác qua màn hình tivi, mặt giấy hay thiết bị radio.
Ví dụ: Trong chương trình Thời sự hằng ngày trên tivi bạn xem được tin tức về siêu bão Hagibis vừa tàn phá đất nước Nhật Bản, có thể sau khi xem được tin này bạn sẽ cảm thấy xót xa và thương tiếc cho nước bạn. Nhưng bạn không thể nào bày tỏ được cảm xúc này thông qua màn hình TV.
Ngược lại, cũng với thông tin này nhưng được đăng trên Facebook hay diễn đàn bạn có thể tương tác, bày tỏ cảm xúc của mình thông qua việc like, share hay bình luận một điều gì đó để thể hiện, đây mới chính là Social Media.
#Đừng nhầm lẫn giữa Social Media và mạng xã hội (Social Network)!
Sẽ có khá nhiều người nhầm lẫn rằng Social Media và mạng xã hội là một. Nhưng trên thực tế mạng xã hội chỉ là một phần nhỏ của Social Media. Bên cạnh đó, Social còn bao gồm các nhóm khác như diễn đàn, blog, các kênh chia sẻ hình ảnh, video…
Ví dụ: Bạn muốn chia sẻ video hướng dẫn cắt tỉa hoa quả lên các phương tiện truyền thông xã hội, lúc này bạn có thể có nhiều cách để chia sẻ như đăng trên Facebook, Instagram, Zalo… những kênh này được gọi là mạng xã hội. Hoặc bạn có thể đăng trên kênh chia sẻ video như Youtube – đây không phải là mạng xã hội mà là trang web chia sẻ video nhưng nó vẫn thuộc Social Media.
2. Social Media mang lại sự bùng nổ cho Marketing tương tác
Marketing tương tác (Interactive Marketing) là một hình thức xây dựng kênh Marketing đa chiều, cho phép doanh nghiệp và khách hàng tương tác trực tiếp với nhau thông qua các kênh trực tuyến như email, website, blog, mạng xã hội… Ở đây, người dùng sẽ bày tỏ, quan điểm, sở thích của mình, doanh nghiệp sẽ ghi nhận lại và tạo ra các thông điệp phù hợp với nhu cầu.
Qua khái niệm này bạn có thể dễ dàng nhận ra điểm tương đồng giữa Social Media và Marketing tương tác chính là “cho phép người dùng tương tác“. Từ đó cho thấy Social Media là trợ thủ đắc lực cho Marketing tương tác bởi mọi chiến dịch Marketing tương tác đều có thể triển khai qua kênh Social Media.
Nếu như trước đây các nhà tiếp thị muốn thu thập thông tin từ khách hàng sẽ rất khó khăn, đôi khi không nhận được sự hợp tác từ khách hàng. Nhưng thông qua Social Media điều này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều như bạn có thể tạo một bài đăng trên mạng xã hội, một video trên Youtube hay một bài viết trên blog để đề cập tới sản phẩm của doanh nghiệp. Thông qua các kênh Social Media này người dùng sẽ bày tỏ cảm xúc, sở thích của mình từ đó các marketer sẽ ghi nhận lại những số liệu này, tối ưu được chiến dịch Marketing phù hợp hơn.
Ví dụ: Một bài viết trên website của GOBRANDING được đăng tải trên fanpage cho phép người dùng có thể tương tác trực tiếp với nội dung này bằng các, bày tỏ cảm xúc nếu thích hoặc không thích bài viết, để lại bình luận nếu bạn có điều gì muốn nói với GOBRANDING, chia sẻ nếu bạn thấy nó có giá trị và muốn lan tỏa với mọi người, lưu bài viết lại nếu như bạn chưa có thời gian đọc hoặc nếu bạn quan tâm đến dịch vụ SEO của GOBRANDING có thể gửi tin nhắn trực tiếp đến công ty để nhận tư vấn SEO.
Kết quả bài viết nhận được 186 lượt like, yêu thích, 2 phản hồi rất tích cực, 11 lượt chia sẻ.
Không dừng lại ở đây, trong Marketing tương tác mọi thông tin về hành vi tương tác của khách là những số liệu cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp. Chẳng hạn, với những khách hàng đã từng like, share, chia sẻ bài viết này sẽ là những khách hàng khá tiềm năng để cung cấp dịch vụ SEO. Do đó, khi triển khai dịch vụ Facebook Ads bạn có thể chọn tệp khách hàng là những người đã từng tương tác trên fanpage.
Social Media không chỉ để triển khai các chiến dịch Marketing tương tác mà nó còn giúp các marketer có thể thu thập được dữ liệu về nhân khẩu học, sở thích của khách hàng thông qua hành vi tương tác để phục vụ cho các hoạt động Marketing Online sau này.
3. Social Media và Social Network có gì khác nhau?
Hiện nay, nhiều người không phân biệt được Social Media và Social Network. Trong phần này, GOBRANDING sẽ giúp bạn phân biệt Social Media và Social Network.
Về mặt từ ngữ: Social Media nghĩa là truyền thông xã hội, còn Social Network nghĩa là mạng xã hội.
Về mặt chức năng:
- Social Media là một chiến lược truyền thông mạng xã hội, được xây dựng dựa trên các nền tảng website trên mạng Internet nhờ các hình thức trao đổi thông tin, hình ảnh, video trên Facebook, Twitter, Youtube,…
- Social Network là một công cụ kết nối nhiều người trong cùng một cộng đồng nhanh chóng và dễ dàng. Đặc biệt, Social Network ra đời trước Social Media.
Social Media sở hữu lượng người dùng lớn và truyền tải thông điệp mạnh mẽ, kết nối nhiều cộng đồng mạng xã hội. Trong khi đó, Social Network chỉ kết nối cộng đồng trong cùng một mạng.
Người ta dùng Social Media để kết nối nhiều người tìm thông tin quan trọng nhưng nó cũng gây nhiễu thông tin bởi vì lượng thông tin cung cấp quá nhiều. Với Social Network, nó truyền tải thông điệp chính xác, phát huy thế mạnh cho công việc nội bộ, giúp tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên.
Doanh nghiệp có thể dùng Social Media để kết nối Network dễ dàng, hay dựa vào Network để tạo đòn bẩy cho chiến lược truyền thông mạng xã hội.
Tóm lại, bạn cần tận dụng ưu điểm của Social Media nhằm lan tỏa thông tin rộng rãi, tăng khả năng tương tác và phản hồi nhanh chóng.
4. Chiến lược Social Media kết hợp với SEO để tăng thứ hạng từ khóa trên Google
4.1 Xây dựng thương hiệu trên Social Media
Xây dựng thương hiệu trên Social Media nhất quán với thương hiệu trên website và môi trường kinh doanh offline là bước đầu tiên để định vị được thương hiệu trong lòng người dùng.
Khi doanh nghiệp bạn đang có nhiều tài khoản Social Media bạn nên xây dựng một hệ thống đồng nhất từ hình ảnh, màu sắc, nội dung đến các thành phần chi tiết hơn như thời gian hoạt động, giới thiệu công ty, địa chỉ website…
Ví dụ: Cách xây dựng hệ thống Social Media gắn liền với thương hiệu và website của GOBRANDING: toàn bộ các tài khoản Social Media của GOBRANDING đều được sử dụng chung một một màu sắc là xanh dương, dùng chung một logo giống nhau và mọi thông tin trên các tài khoản này đều khớp với nhau, đặc biệt là phải đồng nhất với website của GOBRANDING.
- Facebook của GOBRANDING
- Linkedin của GOBRANDING
- Twitter của GOBRANDING
Theo thống kê đến thời điểm hiện tại có tới trên 250 trang mạng xã hội đang được sử dụng, do vậy bạn không thể nào tập trung đầu tư và phát triển toàn bộ các kênh mạng xã hội này để tăng thứ hạng từ khóa cho SEO.
Nhưng việc bạn có thể làm được là tạo tài khoản và cập nhật hồ sơ cá nhân cho những tài khoản đó thật hấp dẫn và thống nhất với nhau để tăng độ phủ cho thương hiệu, giúp Google index và nhận biết ra bạn nhanh hơn. Bên cạnh đó, hãy tập trung vào những kênh Social Media có lượng user và tương tác cao nhất ở tại thời điểm và quốc gia bạn đang hoạt động.
Chẳng hạn, GOBRANDING tạo rất nhiều tài khoản Social Media nhưng chỉ chọn Facebook là kênh chính để quảng bá cũng như triển khai các hoạt động cho thương hiệu vì ở thời điểm hiện tại Facebook là trang mạng xã hội được nhiều người sử dụng và quan tâm nhất tại Việt Nam.
Xây dựng thương hiệu trên Social Media như một lời giới thiệu đến Google về doanh nghiệp mình, là cách để giúp website được Google biết đến nhanh hơn. Thông qua Social Media bạn có thể xây dựng thương hiệu bằng một số cách như:
- Tạo bài viết nhắc đến thương hiệu trên các diễn đàn, hội nhóm để mọi người tham gia thảo luận.
- Xây dựng lượng fan trung thành bằng cách tạo page, nhóm liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Tương tự đó, bạn cũng lựa chọn cho mình một trang chính để triển khai đồng thời đừng quên tạo thêm nhiều tài khoản khác để xây dựng thương hiệu trên Social Media.
Tác động: Nếu thương hiệu bạn chưa được người dùng biết đến nhiều nhưng vô tình khách hàng nhìn thấy người khác nhắc đến trên các phương tiện truyền thông xã hội. Lúc này cơ hội để người dùng tìm hiểu thông tin về bạn trên Google là rất cao, họ bắt đầu tìm kiếm bạn và Google bắt đầu ghi nhận lại các dữ liệu tìm kiếm này. Càng nhiều người quan tâm, Google càng dễ nhận ra bạn.
4.2 Tạo liên kết trên Social Media
Mặc dù các yếu tố liên quan đến Socical Media không phải là một tín hiệu trực tiếp để Google xếp hạng kết quả tìm kiếm trong SEO nhưng GOBRANDING cho rằng nó chắc chắn có ảnh hưởng gián tiếp đến thứ hạng từ khóa khi làm SEO vì:
- Liên kết của website được chia sẻ trên các trang mạng xã hội được xem là backlink – một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng trong SEO. Khi có nhiều trang mạng xã hội chia sẻ liên kết từ website bạn đồng nghĩa với việc có nhiều backlink trỏ về website, điều này chứng tỏ được độ uy tín và đáng tin cậy cho trang web.
- Bên cạnh đó, với số lượng người sử dụng Facebook, Twitter lớn như hiện nay càng giúp bộ máy tìm kiếm Google tin tưởng và đánh giá tốt về liên kết được chia sẻ trên các trang này, từ đó nâng cao xếp hạng trên kết quả tìm kiếm của Google.
Tuy nhiên, Google không thể nào đọc được tất cả các link mà bạn chia sẻ trên đó, mà chỉ có những link được click vào mới được ghi nhận và đánh giá tốt. Do đó, khi chia sẻ liên kết trên các kênh Social bạn cần có chiến lược nghiên cứu, chọn lọc những kênh mang lại hiệu quả nhất:
- Lựa chọn những kênh cho phép chia sẻ link như Facebook, Youtube, Google+, Twitter,…
- Chọn những kênh có số lượng người dùng nhiều để tăng lượng click vào link,…
>> Xem ngay bài viết Xây dựng liên kết Social Media, giúp nâng cao thứ hạng từ khóa SEO nhanh chóng.
4.3 Tăng tương tác cho website
Thay vì phải tạo một tài khoản đăng nhập vào website mới có thể tương tác với bài viết, hiện nay hầu như tất cả các website đều được tích hợp plugin Facebook cho phép người dùng có thể bình luận, like, chia sẻ trực tiếp trên bài viết đó.
Rút ngắn được quá trình là cách để nâng cao được trải nghiệm người dùng, tăng sự tiện lợi cho mọi người khi muốn tương tác với nội dung bạn tạo ra. Khi bài viết nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng giúp Google đánh giá cao hơn về nội dung, chất lượng bài viết từ đó gia tăng được thứ hạng từ khóa trên kết quả tìm kiếm của Google.
Ví dụ: Một bài viết trên GOBRANDING nhận được 61 lượt thích, 2 lượt chia sẻ và 12 bình luận từ Facebook. Khi kiểm tra từ khóa “xem lượt truy cập website” thì bài viết đang đứng ở vị trí top 1 trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google. Mặc dù đây không phải là yếu tố duy nhất để đưa từ khóa lên vị trí cao nhưng nó giúp thúc đẩy quá trình lên top nhanh hơn nhờ vào cách đánh giá trải nghiệm từ người dùng của Google.
Do vậy, để tăng tương tác cho bài viết trên website bên cạnh việc xây dựng nội dung hay, hấp dẫn, mang lại giá trị cho người đọc bạn nên tích hợp thêm các plugin mạng xã hội được nhiều người sử dụng như Facebook, Zalo, Google +… để người dùng thuận tiện hơn trong việc bình luận, chia sẻ, yêu thích nội dung bài viết.
>> Tải mẫu Social Media Audit cập nhật chi tiết!
5. Kết luận
Tận dụng tốt sức mạnh của Social Media giúp doanh nghiệp bạn tiếp cận nhanh hơn với khách hàng mục tiêu nhờ vào việc thúc đẩy từ khóa lên trang nhất Google nhanh hơn. Social Media không chỉ là kênh để quảng bá, nó còn là chìa khóa kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp trở nên gắn kết hơn nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng phục vụ đúng nhu cầu người dùng. GOBRANDING hy vọng qua bài viết này, bạn có thể xây dựng một
Kết hợp Social Media và SEO để chiếm lĩnh trang nhất Google!
Liên hệ với GOBRANDING – Công ty SEO được đầu tư từ Nhật Bản để nhận tư vấn