Trong nền kinh tế phát triển nhanh ngày nay, không chỉ các ngành công nghiệp mà các vai trò và vị trí công việc cũng không ngừng biến đổi và mở rộng. Cùng với đó là sự xuất hiện của các thuật ngữ mới như “Specialist”, “Executive” hay “Generalist”, mà ta cần hiểu rõ để có cho mình định hướng nghề nghiệp và hiểu biết đúng đắn trong môi trường làm việc.
Bài viết này trả lời câu hỏi chính “Specialist là gì?”, bên cạnh đó giải thích sự khác nhau giữa Executive và Specialist, Generalist.
Specialist được dịch là chuyên gia hoặc chuyên viên – người có chuyên môn sâu về một lĩnh vực cụ thể. Như vậy, một Specialist có thể là bác sĩ chuyên khoa trong ngành y, chuyên viên phân tích trong ngành khoa học dữ liệu, hoặc kỹ sư chuyên sâu trong ngành công nghệ thông tin.
Trong môi trường doanh nghiệp, Specialist là những nhân viên chịu trách nhiệm về một mảng/nhiệm vụ cụ thể trong bộ phận mà họ được phân công. Các công việc mà một Specialist thực hiện liên quan chặt chẽ đến trình độ học vấn hoặc kinh nghiệm làm việc của họ.
🔎 Senior Specialist là gì?
Senior Specialist là chuyên viên cao cấp. Người giữ vị trí này thường có kinh nghiệm làm việc và kiến thức, kỹ năng sâu sắc hơn so với các chuyên gia cấp dưới cùng lĩnh vực. Senior Specialist cũng cần có khả năng hỗ trợ các chuyên gia và nhân viên khác.
Tùy thuộc vào ngành nghề và cơ cấu doanh nghiệp, Senior Specialist còn có thể được gọi là Lead Specialist, hoặc Principal Specialist.
🔎 Executive là gì?
Executive là thuật ngữ chỉ vị trí giám đốc điều hành – một chuyên gia trong vai trò quản lý cấp cao, giám sát và điều hành một doanh nghiệp hoặc bộ phận. Sự khác nhau giữa Executive và Specialist nằm ở vai trò của họ, trong khi Specialist chịu trách nhiệm về một lĩnh vực cụ thể, thì Executive chịu trách nhiệm quản lý tập thể.
Executive có thể có chức danh khác nhau tùy thuộc vào vị trí của họ trong một công ty. Ví dụ như Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành (CEO), Chief Marketing Officer – Giám đốc tiếp thị (CMO), hay Chief Finance Officer – Giám đốc tài chính (CFO).
🔎 Generalist là gì?
Generalist là người am hiểu về nhiều chủ đề và có nhiều kỹ năng, sở trường khác nhau. Executive có thể là Generalist vì họ có khả năng thực hiện, bao quát nhiều tác nhiệm cùng lúc. Vì Generalist hiểu về cơ chế làm việc của nhiều bộ phận trong một ngành, họ biết cách giúp các bộ phận đó phối hợp nhịp nhàng. So với Specialist, tập hợp kỹ năng của Generalist có thể được sử dụng ở nhiều ngành hơn (transferable skills).
Ví dụ, một Generalist trong lĩnh vực Quản trị nhân lực (HR) sẽ có khả năng đóng góp vào nhiều khâu như tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất,….
Tham khảo mục tiếp theo để hiểu hơn về sự khác nhau giữa Generalist, Executive và Specialist nhé!
🔎 Phân biệt Executive, Specialist và Generalist
1. Chuyên gia tài chính (Financial Specialist)
- Là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, với thế mạnh có thể là quản lý tài sản, đầu tư, phân tích tài chính, và lập kế hoạch tài chính cho cá nhân hay doanh nghiệp.
- Financial Specialist cần cập nhật kiến thức về luật tài chính, thị trường, và các công cụ tài chính mới nhất.
2. Chuyên viên tiếp thị (Marketing Specialist)
- Là chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị, quảng cáo, truyền thông, khảo sát thị trường và chiến lược tiếp thị.
- Marketing Specialist cần phải nắm vững kiến thức về xu hướng thị trường, và các chiến lược tiếp thị trực tuyến.
3. Chuyên gia kinh doanh (Sales Specialist)
- Là chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng, đặc biệt có kinh nghiệm và hiểu biết về quy trình bán sản phẩm/ dịch vụ, tư vấn khách hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
- Sales Specialist cần kỹ năng giao tiếp/ thuyết phục tốt, cũng như am hiểu về mặt hàng của công ty.. Một số công ty cũng có yêu cầu về ngoại hình đối với nhân viên sales.
4. Chuyên viên công nghệ thông tin (IT Specialist)
- Là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phụ trách việc quản lý, hỗ trợ, và triển khai các giải pháp số cho doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- IT Specialist cần phải có kiến thức và bằng cấp trong lĩnh vực CNTT, kỹ năng tư duy logic và luôn cập nhật các xu hướng công nghệ mới để duy trì hiệu suất và của hệ thống mà họ quản trị.
5. Chuyên gia y tế (Medical Specialist)
- Là chuyên gia y tế/ Bác sĩ trong ngành y học. Chuyên khoa của họ có thể là nội khoa, nhi khoa, phụ khoa, tai mũi họng, tim mạch,…
- Kiến thức và kinh nghiệm/ bằng cấp là điều kiện không thể thiếu để trở thành Medical Specialist. Họ cũng cần có sự nhạy bén trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý khác nhau.
6. Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst Specialist)
- Là chuyên gia phân tích dữ liệu, bao gồm việc thu thập, xử lý, phân tích và trình bày thông tin từ các tập dữ liệu để tối ưu hóa các quyết định kinh doanh.
- Data Analyst Specialist phải nắm rõ kỹ năng sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu như BI, Microsoft Excel, Tableau,…
7. Chuyên viên truyền thông mạng xã hội (Social Media Specialist)
- Là chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất nội dung và quản lý các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, LinkedIn,….
- Vị trí Social Media Specialist yêu cầu kỹ năng và sự nhạy bén đặc biệt trong việc tạo và quản lý nội dung trên các nền tảng mạng xã hội để xây dựng và duy trì hình ảnh của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trên các mạng xã hội.
📍 Kết luận
Bài viết này trả lời câu hỏi “Specialist là gì?”, cũng như chỉ ra sự khác nhau giữa các vị trí Specialist, Generalist và Executive. Nếu như bạn vẫn đang phân vân liệu mình hợp với vai trò nào trong môi trường làm việc, hãy thử cân nhắc những câu hỏi sau:
- Bạn muốn phát triển “chiều ngang” hay “chiều dọc”?: Ví dụ, Trong vai trò là một writer, bạn muốn trở thành một cây bút đa-zi-năng viết về nhiều chủ đề (Generalist) hay tập trung khai thác một đề tài cụ thể cụ thể (Specialist).
- Mục tiêu sự nghiệp của bạn là gì? Chuyên môn hóa trong một lĩnh vực đòi hỏi sự cam kết lâu dài. Nếu bạn không chắc chắn về ngành nghề hiện tại, bạn có thể xem xét trở thành một Generalist và nghiên cứu chuyên sâu hơn về sau khi đã tìm ra lĩnh vực phù hợp.
- Bạn có tố chất lãnh đạo không? Nếu bạn có phẩm chất này cùng với khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định chiến lược, bạn rất có thể phù hợp với vai trò Executive đấy!
– Tác giả bài viết: Dasie Pham –