Phòng hành chính nhân sự là một phần quan trọng trong bộ máy làm việc của các cơ quan tổ chức. Chính vì thế mà các hành động liên quan đến việc đào tạo người lao động cũng được doanh nghiệp quan tâm. Nội dung sau Xuyên Việt Media sẽ đưa các bạn đi tìm hiểu công việc Staffing là gì trong những cơ quan tổ chức một cách cụ thể nhất.
Tìm hiểu Staffing là gì?
Staffing là hiểu đơn giản chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực nhân sự. Thuật ngữ này thể hiện cụ thể cho các chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp như: tuyển dụng nhân viên, sàng lọc và lựa chọn nhân sự cho một hoặc nhiều vị trí khác nhau. Ngoài ra staffing còn là quá trình định hướng, đào tạo, duy trì và chấm dứt các công việc của lao động trong tổ chức.
Mỗi doanh nghiệp đều trải qua nhiều chu kỳ nhân sự khác nhau trong vòng đời chính vì thế mà chức năng staffing cũng có sự khác biệt nhất định. Cùng vì vậy các công việc về nhân sự của tổ chức luôn rất quan trọng và được đặt lên trước nhất trong mọi hành động.
Mục tiêu của công việc staffing là gì trong các tổ chức?
Staffing luôn được hiểu một cách nôm na và dễ hiểu là sự trang bị nhân viên. Vì thế mà các tổ chức, doanh nghiệp có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động này trong các tổ chức hiện nay. Bởi công việc Staffing không chỉ liên quan đến các hoạt động nhân sự ở thời điểm hiện tại mà còn trong cả tương lai sau này.
Chính điều này đã nêu rõ được các mục tiêu của staffing là gì? Cụ thể mọi người có thể hiểu như những công việc tìm kiếm ứng viên và người lao động có trình độ và năng lực cao ứng với từng vị trí làm việc của doanh nghiệp hay tổ chức. Yếu tố chính là những nguồn nhân lực này phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc từ đó cho ra hiệu xuất tốt nhất để giúp công ty phát triển nhanh hơn.
Staffing có thể được doanh nghiệp thực hiện bởi các cấp độ nhân sự khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và định hướng tương lai. Bởi vậy mà các công tác về nhân sự của luôn được tổ chức để tâm và thực hiện chu đáp để mang về hiệu quả tốt nhất.
Vai trò của staffing là gì trong doanh nghiệp?
Trong các tổ chức, đơn vị kinh doanh staffing luôn là công việc quan trọng hàng đầu vì liên quan đến đội ngũ lao động. Nội dung sau chúng tôi sẽ đưa mọi người đi tìm hiểu các vai trò của staffing trong tổ chức.
- Vai trò đầu tiên của staffing là lập kế hoạch nhân sự giúp cho doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ của mình.
- Kế hoạch nhân sự staffing còn là cơ sở để tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo và phát triển hợp lý các nguồn lao động.
- Staffing còn có vai trò đặc biệt giúp công ty xác định chính xác đúng được chất lượng đội ngũ lao động cụ thể là: số lượng, trình độ học vấn, chuyên môn, giới tính, lứa tuổi, năng lực,…
- Kế hoạch nhân sự Staffing sẽ giúp doanh nghiệp bố trí, sắp xếp, sử dụng lao động một cách hợp lý mang về hiệu quả công việc cao.
- Staffing luôn là cơ sở xác lập một hệ thống thông tin về nguồn nhân lực giúp công tác quản lý lao động linh hoạt hơn.
Điều doanh nghiệp quan tâm nhất khi sử dụng Staffing
Khi sử dụng các Staffing, doanh nghiệp sẽ thường quan tâm đến một số vấn đề quan trọng như sau:
1. Chất lượng nhân viên
Chất lượng nhân viên là yếu tố rất quan trọng đối với các vị trí liên quan đến công nghệ thông tin. Vì vậy khi doanh nghiệp sử dụng Staffing cần phải đảm bảo nhân viên của mình có kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả.
2. Kiểm soát chi phí
Một vấn đề nữa mà doanh nghiệp quan tâm đó là sử dụng Staffing sẽ tiết kiệm nhiều chi phí hơn so với việc tuyển dụng nhân viên trực tiếp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo rằng chi phí thuê Staffing là hợp lý, phù hợp với ngân sách hoạt động.
3. Tính linh hoạt
Việc sử dụng Staffing sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh được số lượng nhân viên theo nhu cầu thực tế. Đồng thời qua đó cũng giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa tài nguyên cho doanh nghiệp.
4. Bảo mật thông tin
Bảo mật thông tin là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo nhân viên từ công ty Staffing được đào tạo và nghiêm túc với vấn đề bảo mật thông tin.
5. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo đội ngũ Staffing luôn hỗ trợ và chăm sóc dịch vụ khách hàng tốt để giúp cho công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Xem thêm:
- Tiêu chuẩn GMP là gì? Phân loại tiêu chuẩn GMP
- CSM là gì? Phân biệt sự khác nhau CSM và AM
Các bước lập kế hoạch staffing là gì?
Staffing luôn là nhiệm vụ quan trọng đối với các doanh nghiệp. Bởi quá trình này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc sau này của các nhân viên trong cùng một tổ chức. Nội dung bên dưới đây của chúng tôi sẽ đưa mọi người tìm hiểu cụ thể các bước lập kế hoạch.
Bước 1: Phân tích yếu tố môi trường của doanh nghiệp
Để lập được kế một kế hoạch nhân sự thành công thì trước hết các bạn cần phải phân tích rõ các yếu tố trong môi trường kinh doanh của tổ chức. Việc này giúp mọi người xác định mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh và dự báo được nhu cầu sử dụng nhân cần thiết cho công ty vận hành.
Bước 2: Phân tích tình hình nhận sự hiện tại của công ty
Để có cho được một chiến lược staffing thành công thì người quản lý cần phân tích rõ tình hình nhân lực của tổ chức. Bởi khi hiểu rõ được tình hình nguồn lao động thì mọi người mới đưa ra dự báo nhu cầu nhân sự chuẩn xác nhất.
Bước 3: Lập kế hoạch staffing cụ thể
Sau khi tìm hiểu các thông tin cần thiết nhất về nguồn nhân lực của công ty, tổ chức thì mọi người có thể tiến hành lập kế hoạch staffing. Công việc này có thể là đề bạt, thuyên chuyển nhân sự hoạch tuyển thêm người mới,…
Bước 4: Staffing lập kế hoạch tuyển dụng
Trong trường hợp nếu doanh nghiệp sau khi đã điều tra và tìm hiểu tình hình nguồn nhân lực của mình mad cảm thấy chưa đủ thì có thể đưa ra phương án tuyển thêm. Hình thức này thường được công ty thực hiện dưới việc tìm nhân sự mới từ nguồn lao động bên ngoài hay thuê thêm lao động ngoài giờ.
Xem thêm:
- Dịch vụ Backlink
- Dịch vụ viết bài SEO
Kết luận
Staffing là nhiệm vụ không thể thiếu gắn liền với sự phát triển trong tương lai của mỗi doanh nghiệp. Bởi công việc này liên quan đến chất lượng nguồn nhân sự đang phục vụ cho cá nhân tổ chức. Hy vọng qua nội dung thông tin trên Xuyên Việt Media có thể giúp các bạn hiểu được staffing là gì một cách cụ thể nhất.