Khi doanh nghiệp bạn ngày càng lớn mạnh điều này có nghĩa là khối lượng công việc cũng ngày một nhiều hơn. Khối lượng công việc đó sẽ được chia ra cho các nhóm thực hiện. Và để giúp cho công việc được diễn ra trôi chảy, đúng với kế hoạch thì cần đến vai trò của team leader.
Vậy team leader là gì? Công việc team leader như thế nào? Cần có những kỹ năng gì để trở thành leader team? Cùng Glints giải đáp những thắc mắc này trong bài viết hôm nay nhé.
Team leader là gì?
Team leader có nghĩa là gì? Team leader còn được gọi là người lãnh đạo, những người nắm giữ vị trí này có vai trò quan trọng trong việc điều hành, chỉ huy một đội ngũ từ 2 người trở lên. Họ là người giúp nhóm đi đúng hướng, đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng kế hoạch.
Ngoài việc lập kế hoạch, đề ra mục tiêu cần đạt được team leader còn phải chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá năng suất làm việc của các thành viên trong nhóm của mình. Team leader sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm để giúp công việc được hoàn thành một cách tốt nhất.
Ngoài ra, teams leader cũng cần có khả năng gắn kết với các thành viên còn lại, để tạo nên sức mạnh tập thể giúp nhóm hoàn thành mục tiêu chung. Đồng thời, team leader cũng là người có khả năng giải quyết các xung đột, mâu thuẫn giữa các thành viên trong team.
Đọc thêm: Vai Trò Của Người Trưởng Nhóm Là Gì Và Tại Sao Bạn Nên Quan Tâm?
Mô tả công việc của team leader
Sau đây là những mô tả công việc của team leader mà bạn đọc nên tham khảo để hiểu rõ hơn về vị trí công việc này trong các doanh nghiệp hiện nay.
Tìm kiếm và xây dựng một đội xuất sắc
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ và mang lại kết quả tốt nhất thì nhóm của bạn phải có những thành viên xuất sắc. Chỉ cần một trong số những thành viên trong nhóm có tư duy, khả năng sáng tạo tốt và biết cách phối hợp ăn ý với các thành viên khác để hoàn thành tốt mục tiêu chung của cả nhóm.
Và để làm được điều này, team leader phải biết cách khai thác tính cách, mục tiêu công việc cũng như năng lực chuyên môn của từng ứng viên để có thể nắm được chính xác cách nhân nhân viên đó triển khai vấn đề. Thông qua đó, team leader có thể đưa ra những phương pháp làm việc hiệu quả, phù hợp với khả năng của từng ứng viên trong nhóm.
Phân chia công việc và đảm bảo cả nhóm làm việc hiệu quả với nhau
Công việc của cả nhóm có đúng kế hoạch, có hiệu quả và đạt KPIs hay không đòi hỏi team leader phải biết cách phân chia công việc và khả năng phối hợp làm việc của cả nhóm.
Làm một team leading bạn phải nắm rõ năng lực của từng thành viên, thế mạnh và điểm yếu của họ để có thể giao công việc phù hợp và đảm bảo làm việc nhóm hiệu quả. Nhờ đó giúp kế hoạch của team hoàn thành trơn tru, đúng hẹn. Khi giao công việc cho nhân viên, bạn cần đảm bảo nhân viên có thể làm việc và tạo ra kết quả tốt.
Giám sát, đánh giá công việc và điều chỉnh kịp thời
Với vị trí là team leader bạn không cần phải là hết tất cả mọi việc, tuy nhiên phải nắm được tiến độ các công việc đang thực hiện và đảm bảo nhân viên hoàn thành công việc kịp tiến độ. Vì trách nhiệm chính của một leader team là quản lý và giám sát.
Bạn phải là người thấy được các vấn đề trong nội bộ, vấn đề với công việc để từ đó đưa ra hướng giải quyết kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của nhóm.
Tuy nhiên, không phải chỉ trưởng nhóm mới có quyền giám sát công việc, các thành viên trong team cũng có thể theo dõi tiến độ và tự điều chỉnh, đồng thời đóng góp ý kiến trong quá trình làm việc. Điều quan trọng là tạo được sự đoàn kết với cả nhóm để đạt hiệu quả cao trong công việc.
Truyền cảm hứng, duy trì tinh thần của cả nhóm
Động lực và nguồn cảm hứng chính là yếu tố then chốt giúp cho công việc được suôn sẻ. Nó được coi là chất xúc tác giúp cho mỗi thành viên có thêm năng lượng để làm việc, và khi có sự nhiệt huyết bạn sẽ có quyết tâm và hoàn thành đúng mục tiêu đã đặt ra.
Tuy nhiên, không phải lúc nào nhiệt huyết và năng lượng cũng tồn tại, có rất nhiều yếu tố như mâu thuẫn cuộc sống, áp lực công việc, gia đình, v.v. Tất cả mọi thứ sẽ khiến bạn trở nên chán nản, mất tập trung.
Những lúc này team leader sẽ là người giúp các thành viên trong nhóm vượt qua khó khăn, chia sẻ và hỗ trợ, giúp nhân viên có thêm động lực và nguồn cảm hứng để hoàn thành tốt công việc đã được giao phó.
Đọc thêm: Mô Tả Công Việc Trưởng Nhóm Kinh Doanh Chi Tiết 2022
Kỹ năng cần có ở một team leader là gì?
- Kỹ năng giao tiếp: Các nhà lãnh đạo phải là bậc thầy trong giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói để đảm bảo các kỳ vọng được trình bày theo cách mà nhân viên có thể hiểu được.
- Trung thực: Team leader giành được sự tôn trọng của nhân viên bằng cách chia sẻ thẳng thắn những quan điểm, suy nghĩ của mình với các thành viên trong nhóm.
- Kỹ năng kết nối: Một team leader phải đưa các thành viên của nhóm mình sát lại gần nhau bằng cách khuyến khích sự hợp tác và tạo mối quan hệ làm việc lành mạnh giữa các nhân viên.
- Kỹ năng quyết đoán: Là một người lãnh đạo, bạn phải đưa ra những quyết định quan trọng, đôi khi quyết định đó chỉ xảy ra trong rất ít thời gian.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trở thành một người lãnh đạo có nghĩa là bạn phải tìm cách vượt qua nhiều trở ngại mà mình chắc chắn phải đối mặt trong quá trình làm việc. Một nhà lãnh đạo giỏi có cách tiếp cận sáng tạo sẽ giải quyết vấn đề bằng cách tiếp cận những trở ngại này từ những quan điểm mới và độc đáo.
- Kỹ năng chịu trách nhiệm: Team leader sẽ là người chịu trách nhiệm về cả thành công và sai lầm của cả nhóm. Một người lãnh đạo giỏi là người thể hiện trách nhiệm, sẵn sàng thừa nhận sai lầm khi mắc lỗi và sau đó tìm ra giải pháp để cải thiện.
- Thấu hiểu – đồng cảm – luôn sẵn sàng giúp đỡ team: Một team leader giỏi phải biết động viên, khuyến khích và tạo dựng niềm tin giúp nhân viên làm việc hiệu quả để đạt năng suất tốt nhất.
Kết luận
Qua bài viết trên, Glints đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về team leader là gì? Những công việc mà team leader cần làm và các kỹ năng cần có để trở thành một team leader giỏi. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm hay và hữu ích hỗ trợ cho con đường sự nghiệp của bản thân.
Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!