Thanh lý tài sản chỉ sự kiện bán hết tài sản để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Thanh lý hợp đồng là thực hiện chi trả những khoản nghĩa vụ về tài chính đồng thời xác nhận nghĩa vụ trong quá trình giao kết hợp đồng. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Thanh lý là gì mời bạn tham khảo!

8uu
Thanh lý là gì ( cập nhật mới nhất 2022)

1. Thanh lý là gì?

Thanh lý được hiểu là quá trình bán hết tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình cho các chủ thể có quyền, trong một số trường hợp, thanh lý cũng được hiểu là xử lý tài sản trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng.

Ngoài những trường hợp hàng ngày như thanh lý tài sản cái mà gặp nhiều chỉ sự kiện bán hết tài sản để thực hiện nghĩa vụ thanh toán bằng việc thanh toán tiền thuật ngữ thanh lý được sử dụng nhiều trong các hợp đồng dân sự. Thanh lý hợp đồng là thực hiện chi trả những khoản nghĩa vụ về tài chính đồng thời xác nhận nghĩa vụ trong quá trình giao kết hợp đồng các bên tiến hành thỏa thuận về điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng dân sự.

2. Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc bất ký được 02 bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, các vấn đề phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.

Thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế vào năm 1989. Tuy nhiên Bộ Luật dân sự năm 2015 hiện nay không có ghi nhận về khái niệm này, nhưng cụm từ này vẫn được sử dụng khi các cá nhân, doanh nghiệp muốn nói đến chấm dứt giao dịch dân sự.

3. Mục đích của biên bản thanh lý hợp đồng

Thông qua việc thanh lý hợp đồng (lập biên bản thanh lý hợp đồng) sẽ giúp cho các bên xác định được mức độ thực hiện công việc trong hợp đồng để từ đó xác định nghĩa vụ của mỗi bên sau khi thanh lý hợp đồng cũng như xác định các vấn đề về tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong giao kết hợp đồng. Khi cả hai bên ký vào biên bản thanh lý thì quan hệ hợp đồng đó coi như đã chấm dứt trừ những quyền và nghĩa vụ đã được xác định vẫn có hiệu lực cho bên khi các bên hoàn thành.

Cụ thể, mục đích của việc thanh lý hợp đồng và giúp cho các bên xác hận lại việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đến đâu, những trách nhiệm còn tồn đọng và hệ quả là gì. Có thể hiểu, mục đích sâu xa của thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp về sau liên quan đến các quyền và nghĩa vụ đã thực hiện.

4. Trường hợp nào cần biên bản thanh lý hợp đồng?

Thanh lý hợp đồng được đặt ra khi hợp đồng chấm dứt. Hiện nay, kể từ khi có Bộ luật dân sự năm 2005, thuật “ngữ thanh lý hợp đồng” cũng như các quy định có liên quan đến thanh lý hợp đồng đã không còn được đề cập đến nữa. Tuy nhiên trước đó, theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 quy định các trường hợp thanh lý hợp đồng như sau:

– Khi hợp đồng kinh tế được thực hiện xong.

– Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.

– Hợp đồng bị đình chỉ thực hiện hoặc bị hủy bỏ.

– Hợp đồng kinh tế không còn được thực hiện khi một trong hai bên hoặc cả hai bên pháp nhân thực hiện hợp đồng giải thể.

– Người nhận chuyển giao thực hiện hợp đồng kinh tế không có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng kinh tế.

Mặc dù hiện nay pháp luật không còn quy định những trường hợp cụ thể về thanh lý hợp đồng, nhưng trên thực tế, khi hợp đồng được thực hiện xong hoặc theo sự thỏa thuận của các bên về chấm dứt hợp đồng thì các bên vẫn tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng.

5. Câu hỏi thường gặp

Giá trị thanh lý là gì?

Giá trị thanh lí là tổng giá trị tài sản vật chất của một công ty trong trường hợp công ty đó bị phá sản. Và hoạt động bán tài sản với ý nghĩa thanh lý được thực hiện. Hoạt động định giá, thương lượng tiến hành hoàn tất. Và các bên xác định giá trị cho hợp đồng thanh lý tài sản. Giá trị đó phản ánh giá trị tài sản mà doanh nghiệp phá sản thanh lý. Tài sản vô hình bị loại ra khỏi giá trị thanh lí của công ty. Giá trị thanh lý thường được thực hiện bằng nghĩa vụ tiền mặt.

Đặc trưng giá trị thanh lý?

Nhìn chung có bốn cấp độ để định giá tài sản kinh doanh. Trong đó giá trị thanh lí đặc biệt quan trọng trong trường hợp phá sản và hoãn nợ. Thanh lý cũng phản ánh các ý nghĩa khi mà hoạt động được thực hiện không hoàn toàn do thời gian sử dụng hữu ích của tài sản không còn.

Cần thiết xác định các cấp độ tính toán giá trị?

Để đi đến thực hiện giao dịch hiệu quả. Kế toán cần xác định các thông tin liên quan về giá trị của hao mòn hay khấu hao tài sản. Từ đó giúp nhà phân tích tính toán các giá trị cho tài sản thanh lý. Đảm bảo các giá trị nhận được phù hợp. Và đảm bảo nhu cầu tìm kiếm các khoản giá trị thanh lí.

Giá trị thanh lí và giá trị hoạt động?

Giá trị thanh lí không bao gồm các tài sản vô hình như tài sản trí tuệ của công ty, lợi thế thương mại và nhận diện thương hiệu. Trong khi giá trị hoạt động lại phản ánh đối với tất cả các tài sản tham gia vào phục vụ hoạt động doanh nghiệp. Nếu một công ty được bán thay vì thanh lí, thì việc xác định giá trị tàn sản sẽ được tính bằng giá trị hoạt động. Khi đó giá trị thanh lí và giá trị tài sản vô hình sẽ quyết định giá trị hoạt động của công ty.

6. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Thanh lý là gì của chúng tôi cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Thanh lý là gì thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: [email protected]
  • Website: accgroup.vn