I. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
1. Thời tiết là gì? Khí hậu là gì?
– Thời tiết: là biểu hiện khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn.
– Khí hậu: là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài và trở thành quy luật.
2. Phân biệt thời tiết và khí hậu?
– Giống nhau: Thời tiết và khí hậu đều là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng (nắng, mưa,…).
– Khác nhau: Thời tiết là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,… trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó (vd thời tiết trong 1 ngày tại TP Hồ Chí Minh), còn khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền (vd khí hậu nhiệt đới gió mùa).
3. Nhiệt độ không khí là gì? Cách đo nhiệt độ t/bình ngày, tháng, năm?
– Nhiệt độ không khí là lượng nhiệt khí mặt đất hấp thụ năng lượng của nhiệt mặt trời rồi bức xạ lại vào không khí.
– Tính nhiệt độ trung bình ngày: Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày / số lần đo
– Tính nhiệt độ trung bình tháng: Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng / Số ngày
4. Nêu những yếu tố gây ra sự thay đổi nhiệt độ không khí?
Nhiệt độ không khí thay đổi tùy thuộc vào:
– Vị trí gần hoặc xa biển: nước biển có tác dụng điều hòa nhiệt độ trong không khí, mùa hạ sẽ bớt nóng và mùa đông bớt lạnh.
– Vĩ độ: nhiệt độ không khí ở vùng vĩ độ thấp cao hơn vùng ở vĩ độ cao (gần xích đạo hơn).
5. Tại sao có sự khác nhau giữa khí hậu đại duong và khí hậu lục địa?
– Sự tăng, giảm nhiệt độ của mặt đất và mặt nước rất khác nhau.
– Các loại đất, đá mau nóng, nhưng cũng mau nguội; còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn.
– Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa cũng khác nhau.
=> Chính sự khác biệt này đã sinh ra 2 loại khí hậu: lục địa và đại dương.
6. Tại sao không khí trên mặt đất ko nóng nhất vào lúc 12h trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13h?
Vào lúc 12 giờ, mặt trời chiếu gay gắt nhất (do hướng chiếu thẳng đứng với mặt đất) nhưng không khí vẫn chưa thể nóng lên. Mà phải có thời gian, đến lúc 13 giờ thì mặt đất mới hấp thụ lại năng lượng và bức xạ vào không khí nên lúc 13 giờ mới là thời điểm không khí nóng nhất.