Một dự án đầu tư lớn của Nhà nước phải phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn vốn khác nhau để có thể được thực hiện thành công. Một trong số đó có thể kể đến vốn đối ứng. Tuy nhiên loại vốn này vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Chính vì vậy, thông qua bài viết này ACC muốn cung cấp đến các bạn thông tin về Vốn đối ứng trong ngân hàng là gì cũng như các thông tin khác có liên quan. Hãy cùng theo dõi nhé.

Vốn đối ứng trong ngân hàng là gì?

Vốn đối ứng trong ngân hàng là gì?

1.Vốn đối ứng là gì?

Khoản 20 Điều 3 Nghị định 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vỗn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài định nghĩa về vốn đối ứng như sau: “Vốn đối ứng là khoản vốn đóng góp của phía Việt Nam (bằng hiện vật hoặc tiền) trong chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nhằm chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án, được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chủ dự án tự bố trí, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn hợp pháp khác”

Xem thêm: Ngân hàng là gì?

2. Nguyên tắc sử dụng vốn đối ứng

Căn cứ theo quy định tại khoản Điều 43 Nghị định 56/2020/NĐ-CP thì vốn đối ứng sẽ được sử dụng theo các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, vốn đối đối ứng được ưu tiên sử dụng cho các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc diện được ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ từ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm và kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm.Thứ hai, vốn đối ứng phải được huy động đầy đủ, đảm bảo kế hoạch thực hiện các chương trình, nguồn vốn đã đề ra.Thứ ba, Nguồn, mức vốn và cơ chế góp vốn đối ứng phải phù hợp với kế hoạch chi tiêu của chương trình, dựa trên sự thỏa thuận giữa cơ quan chủ quan và nhà tài trợ nước ngoài, được thể hiện thông qua các văn bản, dự án đã được các cấp chính quyền cấp phép.

Có thể bạn quan tâm: Các loại tài khoản ngân hàng trong quy định pháp luật

3. Vốn đối ứng được lấy từ nguồn nào?

Sau khi biết được định nghĩa và nguyên tắc sử dụng vốn thì chúng ta cần phải nắm được vốn đối ứng được cung cấp từ nguồn nào thì được coi là hợp pháp. Theo quy định tại khoản 7 Điều 43 Nghị định 56/2020/NĐ-CP thì nguồn của vốn đối ứng bao gồm những nguồn sau:

– Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của nhà nước;

– Vốn của chủ dự án (đối với trường hợp cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi);

– Vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các nguồn vốn này và mức vốn cụ thể theo từng nguồn (vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) được tính theo đồng Việt Nam hoặc quy đổi ra đô la Mỹ.

4. Các khoản chi phí được chi từ vốn đối ứng

Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 56/2020/NĐ-CP thì vốn đối ứng được sử dụng cho các khoản chi phí sau:

+ Chi phí hoạt động cho Ban quản lý dự án (lương, thưởng, phụ cấp, văn phòng, phương tiện làm việc, chi phí hành chính);

+ Chi phí thẩm định thiết kế, duyệt tổng dự toán, hoàn tất các thủ tục đầu tư, xây dựng và thủ tục hành chính cần thiết khác;

+ Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu;

+ Chi phí cho hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý và thực hiện chương trình, dự án;

+ Chi phí tiếp nhận và phổ biến công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quốc tế;

+ Chi phí tuyên truyền, quảng cáo chương trình, dự án và các hoạt động cộng đồng;

+ Chi trả các loại thuế, phí hải quan, phí bảo hiểm theo quy định hiện hành;

+ Tiền trả lãi, tiền đặt cọc, phí cam kết và các loại phí liên quan khác phải trả cho phía nước ngoài;

+ Chi phí tiếp nhận thiết bị và vận chuyển nội địa (nếu có);

+ Chi phí quyết toán, thẩm tra quyết toán hoàn thành;

+ Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư;

+ Chi phí thực hiện một số hoạt động cơ bản của chương trình, dự án (khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thi công; xây dựng một số hạng mục công trình, mua sắm một số trang thiết bị);

+ Chi phí cho hoạt động giám sát và đánh giá; giám sát và kiểm định chất lượng, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán chương trình, dự án;

+ Chi phí dự phòng và các chi phí hợp lý khác.

Ngoài ra, để thuận lợi cho việc thực hiện kiểm soát, thanh toán đối với người vốn đối ứng (nguồn vốn trong nước) của dự án, Chủ dự án cần mở tài khoản vốn đối ứng tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện giao dịch (hay còn gọi là Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch).

5. Các câu hỏi có liên quan

Cách thức nộp hồ sơ đăng ký đầu tư online?

Trường hợp nộp trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư: Nhà đầu tư đăng ký tài khoản trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; kê khai thông tin, tải văn bản điện tử đã được ký số trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; hoàn thiện hồ sơ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư (theo thông báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư)

Quy định về chế độ báo cáo dự án đầu tư sau khi dự án được cấp phép đi vào hoạt động?

Nhà đầu tư, Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư gửi các báo cáo trực tuyến thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo quy định tại Điều 72 Luật Đầu tư, Điều 102 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, Điều 100 Nghị định số 29/2021//NĐ-CP

Nhà đầu tư hiện đang có nhu cầu điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư và vốn góp thực hiện dự án tuy nhiên vẫn giữ nguyên quy mô dự án đầu tư và các nội dung khác. Vậy nhà đầu tư cần chuẩn bị những hồ sơ và trình tự thủ tục thực hiện như thế nào?

Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh GCNĐKĐT theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần giải trình rõ ràng thêm về nguyên nhân việc điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư nhưng lại không thay đổi quy mô dự án đầu tư.

Bài viết trên đã cung cấp đến các bạn các thông tin liên quan đến vốn đối ứng. Nếu có bất kỳ thắc mắc xin hãy bình luận xuống phía dưới, ACC sẽ giải đáp giúp bạn.