Webmaster là một khái niệm khá chung bao quát tập hợp nhiều nghề hoặc chức năng khác nhau dành cho lĩnh vực website. Webmaster hay còn gọi là người tạo nên trang web, người phát triển trang web, quản trị viên của trang web… là một người chịu trách nhiệm duy trì mọi hoạt động của một hay nhiều website. Vậy nghề webmaster là gì? Tầm quan trọng của webmaster hiện nay. Cùng tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu về webmaster
1. Webmaster là gì?
Webmaster hay còn gọi là người tạo nên trang web, người phát triển trang web, quản trị viên của trang web… là một người chịu trách nhiệm duy trì mọi hoạt động của một hay nhiều website.
Hiện nay số website ngày càng tăng lên không ngừng nghỉ. cuộc chiến Marketing online ngày càng khốc liệt. Kèm theo đó là số lượng người chủ website chưa có kỹ năng quản lý web, viết bài, kiểm tra sự hoạt động của website, hosting, tên miền… Vì vậy nghề quản trị web hiện đang được nhiều người lựa chọn như một nghề làm thêm mang lại nhiều thu nhập.
Thường thì webmaster kèm luôn cả người update nội dung cho website (web quy mô nhỏ). Mức lương cũng giao động từ vài trăm đến vài triệu đồng / tháng. Tùy yêu cầu của từng bên và cũng phụ thuộc vào đàm phán giữa 2 bên.
2. Webmaster làm công việc gì?
Webmaster cũng thường gắn với các vai trò như: người thiết kế web, nhà phát triển web, tác giả trang web, chủ sở hữu trang web, hoặc nhà xuất bản trang web.
Các Webmaster thường sẽ đảm nhận 4 vai trò tương ứng với các công việc mà họ sẽ làm, có thể là thường ngày hoặc lâu lâu mới làm.
- Bảo trì (lâu lâu làm), bảo vệ – ngăn chặn sự tấn công từ bên ngoài, bên trong Website (theo dõi hàng giờ, hàng ngày – tùy website); Quản trị nội dung Website như bài viết, bình luận, hình ảnh, video,… (làm hàng ngày, hàng giờ tùy theo mức độ phát triển của website đang quản trị);
- Vận hành Website (để nó tự chạy thôi, hosting, tên miền đã có bên công ty khác lo, hiện nay việc này chỉ dành cho các website lớn, tự làm tất cả thì mới cần);
- Báo cáo hoạt động của website (nếu làm cho người khác như làm cho công ty hoặc làm dịch vụ quản trị website), theo dõi tình hình hoạt động thời gian thực của Website.
- Tương tác với người dùng khi họ bình luận, trả lời giải đáp thắc mắc hoặc hỗ trợ;
- Phát triển website thông qua quảng bá, quảng cáo.
3. Tầm quan trọng của webmaster
Tương tự như một cỗ máy, để hoạt động tốt, website cần được đáp ứng cả về “vật lực” và “nhân lực”. Bên cạnh trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao và nền tảng vững chắc, yếu tố “con người” có vai trò quyết định trong đảm bảo hiệu suất website. Vậy tầm quan trọng của webmaster là gì?
Tại sao Webmaster trở nên cần thiết?
Trong thời đại công nghệ 4.0, website được xem là gương mặt đại diện của tổ chức, cá nhân trên bản đồ toàn cầu. Các cá nhân, tổ chức, nhất là các doanh nghiệp, đang dần dành nhiều sự quan tâm, đầu tư để website thật chỉn chu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức cũng như kỹ năng đủ để vận hành website và những vấn đề liên quan. Webmaster sẽ giúp doanh nghiệp giải bài toán khó này: “giữ lửa” cho website hoạt động tốt nhất.
Website cần một lộ trình đúng đắn để phát triển ổn định, lâu dài. Do đó, những bước tạo lập, cập nhật, chỉnh sửa, … cần người có chuyên môn để vận hành suôn sẻ.
Trải nghiệm người dùng và khả năng tiếp cận với người dùng phụ thuộc khá lớn vào website. Hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, đầu tư vào webmaster là cách hữu hiệu nhất để giải bài toán này.
Khi nào doanh nghiệp cần đến Webmaster?
Webmaster có thể là một người, cũng có khi là cả một ê kíp với những nhiệm vụ chuyên biệt: thiết kế Web, phát triển, lập trình trang, biên tập nội dung, hỗ trợ kỹ thuật, …..
Doanh nghiệp cần phải liên lạc với quản trị Web khi:
- Hiển thị trang web có vấn đề bất thường.
- Khi người dùng muốn liên lạc với tổ chức đại diện cho Website, nhưng không tìm thấy địa chỉ trong phần nội dung.
Webmaster có nhiệm vụ gì?
Do đảm nhiệm duy trì, cập nhật trang web, vai trò người quản trị là đa nhiệm. Cụ thể như sau:
- Đảm bảo hoạt động của máy chủ của trang web, phần cứng, phần mềm được chính xác, không gặp bất cứ trục trặc gì. Webmaster cần hiểu cấu hình máy chủ của trang web và là quản trị viên máy chủ.
- Thiết kế, phát triển, lập trình trang web phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu có những phần nào chưa phù hợp thì tiến hành chỉnh sửa.
- Theo dõi, đánh giá website. Trả lời mọi thắc mắc của người sử dụng và kiểm tra mọi hoạt động của trang web.
- Hỗ trợ kỹ thuật.
Vai trò của webmaster và đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín
1. Vai trò của Quản trị Web (Webmaster)
Khái niệm quản trị Website là tên gọi chung người nào đó chịu trách nhiệm một trang Web cho mộ tập thể hay cơ quan hoặc tổ chức nào đó. Khái niệm quản trị bắt đầu từ khi ra đời Internet, tập hợp các chức năng của Word Wide Web. Tuy nhiên ngày nay công việc quản trị rất bao quát bởi từng nhiệm vụ có thể được đảm nhiệm bởi cả một ê kíp. Xét trên khía cạnh phát triển của kỹ thuật số thì đây là những trường hợp mà người ta cần phải liên lạc với quản trị Web :
- Một vấn đề bất thường trong việc hiển thị trang Web;
- Khi mà người ta muốn liên lạc với tổ chức đại diện cho Website, nhưng địa chỉ không tìm thấy trong phần nội dung.
Sau đó, tùy theo qui mô và tính phức tạp của từng tổ chức mà quản trị web có nhiều nhiệm vụ riêng biệt như sau :
- Thiết kế Web, webmaster là gì
- Phát triển, lập trình trang,
- Chịu trách nhiệm biên tập nội dung,
- Hỗ trợ kỹ thuật,
- Quản trị mạng,
- Trưởng dự án Internet/Intranet
Ngoài ra Webmaster còn là người đảm nhiệm duy trì, cập nhật trang web. Vai trò người quản trị là đa nhiệm. Họ có thể đảm nhiệm tốt mảng lập trình cũng như là soạn thảo nội dung. Người quản trị cũng phải biết quảng bá và mang lại lượng truy cập của trang mà anh ta đảm nhiệm.
2. Vai trò của Webmaster với doanh nghiệp
Doanh nghiệp được gì khi có Webmaster?
- Được tạo/cấu hình địa chỉ email
- Được xử lý hiệu quả các vấn đề về email đảm bảo thông tin, dữ liệu mail doanh nghiệp.
- Được quản lý hosting, tên miền, và cài đặt email.
- Được thường xuyên kiểm tra hiệu suất, tốc độ, cập nhật nội dung, dữ liệu cho website. Từ đó, doanh nghiệp kịp thời có những điều chỉnh phù hợp để hiệu suất website cao hơn.
- Được kiểm tra và sửa lỗi phát sinh web để người dùng tiếp cận những sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu trên web.
Webmaster cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Am hiểu về cấu trúc Website
- Biết thêm về các ngôn ngữ lập trình. Tùy thuộc vào từng loại trang web mà họ quản lí, webmaster có thể được yêu cầu phải biết các ngôn ngữ lập trình như: ColdFusion, JavaScript, JSP, .NET, Perl, PHP và Ruby.
- Sử dụng thành thạo các công cụ quản trị website như Google Search Console, Google Analytics,…
- Có khả năng viết nội dung, copywriting, biên tậpBiết dùng Photoshop, đồ họa, các phần mềm chỉnh sửa, cắt ảnh, video, clip…
- Cẩn thận, chỉnh chu trong công việc
- Có kiến thức cơ bản về SEO và Online Marketing
Tuỳ vào tính chất, nhu cầu sử dụng mà bạn nên chọn một phương thức thích hợp với mình. Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay SEMTEK Co,. LTD để được tư vấn chi tiết nhé!
3. 6 lợi ích khi sử dụng google webmaster tool
Webmaster tools cho phép bạn theo dõi tình trạng website, những vấn đề phát sinh cần khắc phục, cải thiện để website thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm cũng như người dùng.
Giúp bạn quản lý tốt khả năng thu thập dữ liệu của Googlebot trên trang
Với các công cụ kiểm tra khả năng thu thập dữ liệu, thống kê dữ liệu đã được thu thập (crawled) và lập chỉ mục (indexed),
Search Console sẽ đem lại rất nhiều ích lợi cho việc kiểm tra xem website có bị chặn bot hay không, có bao nhiêu trang trên website đã được Google index, hay kiểm tra xem có bất cứ lỗi nào phát sinh khiến Google không thể thu thập dữ liệu hay không? … Đây đều là những mối lo ngại chung của tất cả các quản trị viên website.
Có thể sử dụng để quản lý tốt các chỉ mục mà Google đã lập
Giúp bạn gửi những nội dung mới nhất trên trang đến các công cụ tìm kiếm để thu thập và index dữ liệu (Crawl và Index).
Đồng thời, có thể giúp bạn xóa bỏ (ẩn tạm thời) những nội dung mà bạn không muốn hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm (SERP) như những nội dung spam.
Giúp bạn tạo và quản lý những nội dung thân thiện với công cụ tìm kiếm
Dựa vào những hướng dẫn và công cụ mà Google đem đến cho người dùng trên công cụ Search Console, bạn có thể tùy chỉnh giao diện hiển trị của các trang trên site, làm nổi bật các kết quả tìm kiếm của bạn trên Website bằng các công cụ đánh dấu dữ liệu (Schema Struscture)
Bạn có thể đánh dấu những dữ liệu này cho một bài review, một tác phẩm hoặc các sự kiện, nhà hàng,… với những thông tin về thứ hạng đánh giá, giá tiền của sản phẩm, thông tin liên hệ hay những sự kiện trên site. Sau đó, những dữ liệu này sẽ được Google trích dẫn và hiển thị lên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm.
Giúp quản lý tìm trạng bảo mật của website
Thông qua việc kiểm tra dữ liệu trên trang, Google có thể kiểm tra và phát hiện các vấn đề liên quan đến tình trạng bảo mật của website, bao gồm các phần mềm độc hại, các đoạn mã độc, các liên kết bất thường đến và đi khỏi website…
Bạn cũng sẽ nhận được những thông báo trong Google Search Console khi Google phát hiện tình trạng kém bảo mật trên trang.
Tuy nhiên, việc nhận được những thông báo này cũng có nghĩa website bạn sẽ phải chịu một số các “Tác vụ thủ công” mà Google đặt ra (các hình phạt nhằm giảm thứ hạng của một số các trang vi phạm chính sách của Google).
Giúp bạn khám phá hình ảnh website bạn trong mắt công cụ tìm kiếm Google và người dùng trên khắp thế giới
Thông qua các báo cáo về những từ khóa mà người dùng đã sử dụng để truy cập website bạn hoặc đã sử dụng để tìm thấy website, bao gồm từ khóa và lượng traffic mà những từ khóa này đem đến cho bạn bao nhiêu traffic trong vòng 90 ngày qua. và những trang nào trên site đã được tìm tháy thông qua từ khóa đó.
Bạn cũng có thể kiểm tra thứ hạng trung bình của website cho mỗi truy vấn của người dùng thông qua công cụ này cùng các tùy chọn phân loại số liệu theo thiết bị sử dụng, quốc gia hay trình duyệt web,..
Như vậy, công cụ này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các quản trị viên trong việc quản lý tốt các từ khóa SEO cũng như tìm ra những từ khóa ngách mới cho website.
Giúp quản lý các liên kết tới website (backlink)
Thông qua Google Search Console, bạn cũng có thể kiểm tra và lập danh sách tất cả các tên miền có đặt backlink đến website bạn, bao gồm cả trang nhận backlink cùng anchor text của backlink.
Bạn cũng sẽ nhận được một báo cáo thống kê về lượng backlink của từng trang trên site, cùng bảng xếp hạng về tần suất được liên kết của từng trang trên site, giúp bạn đánh giá được những nội dung nào trên site đang được quan tâm nhiều nhất và quản lý tốt các backlink trỏ đến website.
4. SEMTEK Co,. LTD luôn hỗ trợ 24/7/365
Với đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, trang thiết bị tối tân cùng tinh thần tận tâm hỗ trợ 24/7/365, tư vấn “đúng doanh nghiệp – đúng dịch vụ – đúng khả năng”, SEMTEK Co,. LTD tự tin cung cấp dịch vụ tên miền, hosting tối ưu và hệ thống máy chủ mạnh mẽ với chi phí tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. webmaster là gì
Chỉ cần để lại thông tin cá nhân của bạn, chuyên viên tư vấn của SEMTEK Co,. LTD sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho tên miền và hosting. Hãy để công nghệ không phải là rào cản quá trình phát triển công ty bạn.
Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để SEMTEK Co,. LTD đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!
Nhìn chung trách nhiệm cốt lõi nhất của webmaster bao gồm các quy định và quản lí quyền truy cập của người sử dụng trong một trang web, quản lý nội dung, đảm bảo website hoạt động ổn định, liên tục. Qua bài viết này mình mong rằng có thể giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức liên quan đến website, hosting… Chúc các bạn thành công!
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM 📧 Email: info@semtek.com.vn ☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan:
- webmaster tool
- google analytics and webmaster tools
- google analytics là gì
- online tool là gì
- google ga là gì
- hướng dẫn cài đặt google webmaster tools
Nội dung liên quan
- Tìm hiểu PBN là gì, vì sao chúng ta nên tạo ra một PBN?
- Web hosting là gì? Tìm hiểu các loại hosting
- Snapshot là gì? Tổng quan về snapshot của một cơ sở dữ liệu
- Organic search là gì? Những thông tin về Organic search bạn cần biết
- Search Engine là gì? Và nó hoạt động như thế nào?