Thông tin về Cookies

Nếu là dân chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin, chắc hẳn bạn đã nghe đến vị trí Product Owner. Vậy Product owner là gì? Vai trò của Product Owner trong dự án có gì quan trọng? Và học gì để trở thành Product owner chính hiệu? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Hotcourses Vietnam nhé.

Product owner là gì?

Product Owner (gọi tắt là PO) như tên tiếng Việt được hiểu là người “sở hữu” sản phẩm, tức là chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề thực tế của người dùng (user) khi sử dụng sản phẩm đó. Ngoài ra, PO vận hành, cải tiến sản phẩm và tối ưu hóa lợi nhuận trên sản phẩm để đạt được mục tiêu của công ty.

Vị trí Product Owner xuất hiện phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với một dự án Agile (phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt để đưa sản phẩm đến tay người dùng nhanh nhất), Product Owner là đại diện cho nhóm Phát Triển (Scrum) để trao đổi với Doanh nghiệp, Người dùng cuối (User) và Khách hàng.

Vai trò của Product Owner trong dự án

Product Owner có vai trò rất quan trọng trong dự án với nhiệm vụ làm việc với các bên liên quan như khách hàng, chủ doanh nghiệp, bộ phận phát triển… đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và tạo ra giá trị cho công ty với mục tiêu cụ thể đã đề ra.

Sau đây là những đầu công việc quan trọng mà một Product Owner đảm nhận:

  • Hiểu, phân tích và định hướng phát triển sản phẩm

  • Quản lý các hạng mục tính năng của sản phẩm (Product Backlog)

  • Xác định thứ tự ưu tiên của từng hạng mục cần hoàn thành theo yêu cầu

  • Giám sát và đánh giá từng giai đoạn phát triển của sản phẩm

  • Dự đoán và nắm bắt nhu cầu của khách hàng

  • Kết nối giữa các bên liên quan

  • Tham gia họp và cung cấp đầy đủ thông tin cho đội Phát Triển (Scrum team)

Những kỹ năng cần và đủ của một Product Owner giỏi

Product Owner đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa kiến thức kỹ thuật chuyên môn và kỹ năng mềm để thành công. Các kỹ năng có thể thay đổi theo thời gian song song với sự thay đổi của công nghệ. Liên tục cầu tiến và học hỏi những kỹ năng sau đây theo xu hướng và diễn biến mới nhất là điều vô cùng cần thiết:

  • Hiểu biết về sản phẩm và thị trường trong lĩnh vực của dự án

  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, đàm phán và thuyết phục tốt

  • Khả năng thu thập thông tin từ nhiều bên liên quan và phân tích

  • Kỹ năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề kịp thời

  • Khả năng tập trung cao độ để đảm bảo phát triển sản phẩm đi đúng hướng

  • Kỹ năng quản lý dự án, lên kế hoạch và giao nhiệm vụ cho các đội trong dự án hợp lý.

Học gì để trở thành Product Owner chuyên nghiệp

Yếu tố học vấn và bằng cấp

Bạn cần theo đuổi ít nhất là bằng Cử nhân nếu muốn tham gia lĩnh vực này. Bởi hầu hết các công ty yêu cầu bằng Cử nhân hoặc Thạc sĩ về:

  • Công nghệ Thông Tin

  • Khoa học Máy tính

  • Hệ thống thông tin quản lý

Thi lấy chứng nhận Product Owner

Chứng chỉ Product Owner giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp trở thành một PO chuyên nghiệp, đồng thời đem đến nhiều cơ hội nghề nghiệp và sức hấp dẫn về khả năng của bạn đối với nhà tuyển dụng. Các lựa chọn phổ biến là:

  • Certified SAFe Program

  • Professional Scrum Product Owner (PSPO) được cấp bởi Scrum.org

  • Project Management Professional (PMP) được cấp bởi Học viện đào tạo quản lý dự án (Project Management Institute – PMI)

Khác biệt giữa Product Owner với Scrum Master và Project Manager

Đến đây, bạn hẳn sẽ thấy khá rối giữa các vai trò xuất hiện trong một dự án. Product Owner, Scrum Master, Project Manager tuy có vẻ giống nhau nhưng thực chất có nhiều điểm khác nhau đáng kể và cần lưu ý để tránh “vượt quyền” khi tham gia dự án. Hotcourses Vietnam mách bạn những đặc điểm chính của mỗi vị trí trong bảng dưới đây: