Phim ảnh trước khi được chiếu tại Nhật Bản sẽ được kiểm duyệt và dán nhãn theo độ tuổi bởi Ủy ban đánh giá và phân loại phim (tên romaji: Eiga Rinri Kitei Kanri Iinkai, gọi tắt là Eirin). Hệ thống xếp hạng này vận hành lần đầu tiên vào tháng 6 năm 1949, sớm hơn cả hệ thống xếp hạng MPAA của Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ.
Giống như ở các quốc gia khác, Eirin phân loại phim để chỉ ra sự phù hợp của họ đối với trẻ vị thành niên. Hệ thống đánh giá của Eirin căn cứ vào mức độ phù hợp với người vị thành niên mà chia ra làm 4 loại bao gồm: G, PG12, R15+ và R18+.
– G: Chung, phù hợp với mọi lứa tuổi.
– PG12: Khuyến nghị trẻ em dưới 12 tuổi có cha mẹ hướng dẫn kèm.
– R15 +: Cấm người dưới 15 tuổi.
– R18 +: Cấm người dưới 18 tuổi.
Vì Nhật Bản là nước có cái nhìn thông thoáng, cởi mở hơn trong nhiều vấn đề nên có những bộ phim của Nhật như Ajin (Á Nhân), Inuyashi (Ông bác siêu nhân) tuy được Eirin dán nhãn G nhưng khi mang về chiếu ở Việt Nam đều bị cắt một số cảnh bạo lực và dán nhãn C18 cấm người dưới 18 tuổi.
Tương tự với những bộ phim được dán nhãn R15+ cũng không phải loại phim nhẹ nhàng phù hợp với độ tuổi học sinh cấp 2 ở Việt Nam. R15+ có thể nhan nhản cảnh nóng mà các diễn viên nữ không hề che chắn gì phần trên. Chính vì vậy khi thấy một bộ phim R15+ dù poster trông có vẻ dễ thương thì bạn nên thận trọng mở ở chốn đông người vì rất có thể sẽ có những tình tiết khiến bạn đỏ mặt nếu vô tình bị những người xung quanh hiểu lầm.
Còn với phim bị nhãn R18+, cảnh nóng hay bạo lực không phải đôi lúc mới xuất hiện mà xuất hiện đậm đặc dữ dội xuyên suốt bộ phim. Những bộ phim được dán nhãn R18+ thường có nội dung tăm tối về cuộc đời, bi kịch số phận con người và kết thúc cũng không mấy sáng sủa nên rất kén khán giả. Những bộ phim này luôn bị hạn chế về số lượng rạp chiếu và không bao giờ được phát sóng trên truyền hình mặt đất. Chắc chắn những bộ phim được dán nhãn R18+ tại Nhật Bản sẽ không bao giờ được duyệt chiếu rạp ở Việt Nam.
Trong ngày 1-4 vừa qua, nếu có sự kiện nào hot hơn tất thảy mọi thứ, hot hơn cả trò đùa Cá Tháng Tư cực kỳ phổ biến ở Nhật Bản và thu hút mọi người dân Nhật Bản từ già đến trẻ dõi vào màn hình TV thì chỉ có thể là sự kiện Chánh Văn phòng Nội các Suga Yoshihide công bố niên hiệu mới vào lúc 11 giờ 30 phút theo giờ Nhật được truyền hình trực tiếp.
Bắt đầu từ 0 giờ 0 phút ngày 1/5, Thái tử Naruhito sẽ lên ngôi và mở ra một triều đại mới với niêu hiệu mới là 令和 (Reiwa – Lệnh Hòa). Đây là một cái tên rất đẹp và giàu ý nghĩa lấy từ cảm hứng từ một bài thơ trong Manyoshu (Vạn diệp tập), tập thơ cổ nhất của Nhật Bản cách đây 1200 năm. Từ “Lệnh” trong “Lệnh Hòa” không phải là mệnh lệnh hay trật tự mà xuất phát từ “Lệnh Nguyệt” (令月 – Reigatsu), cách gọi khác của tháng 2 âm lịch là tháng cát lợi còn từ “Hòa” vốn đã xuất hiện trong các niên hiệu trước đó được lấy từ trong “Phong Hòa” (風和 – Fuwa) nghĩa là ngọn gió nhu hòa. Thủ tướng Abe Shinzō hy vọng với niên hiệu mới này sẽ tạo ra một Nhật Bản tràn đầy hy vọng, nơi tất cả mọi người có thể nhìn thấy những bông hoa nở rộ sau mùa đông lạnh lẽo.
Tuy nhiên dù có ý nghĩa đẹp đẽ sâu sắc đến mấy thì qua trí tưởng tượng nhanh nhạy của cư dân mạng cũng dễ lèo lái sang những thứ tưởng chừng không liên quan. Ngay khi vừa công bố niên hiệu mới là thì các từ khóa #令和18年 , #R-18 đã được trend mạnh trên mạng xã hội Twitter, thậm chí sự lan truyền này còn lên cả bản tin thời sự. Lý do vì 令和18年 gọi tắt sẽ thành R18 và người Nhật liên tưởng ngay đến ký hiệu phân loại R-18 có mặt trên các sản phẩm có nội dung cấm người dưới 18 tuổi, trong đó phổ biến nhất là phim ảnh.
さっそく報道されてて草#令和18年 pic.twitter.com/1Mol453F63
— ?Ṫöṛüṅäḅö(とるなぼ)? (@Torunabo_2580) 1 tháng 4, 2019
Vì vậy mới có câu chuyện đùa những ai sinh năm Reiwa thứ 18 (năm 2036) sẽ là thế hệ 18+. Có người nói đùa năm 2036 sẽ là nămkkhai sinh ra các ngôi sao AV và sẽ là năm nở rộ của các sản phẩm phim ảnh, trò chơi 18+. Và dù có đùa kiểu nào chăng nữa thì cũng chẳng sợ làm người nào thấy phật lòng vì bỗng dưng lại có suy nghĩ lệch lạc hay xấu hổ vì ai bảo đó là ngày Cá Tháng Tư cơ mà!