Sức mạnh tiềm thức đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Tâm trí của chúng ta được chia thành 2 phần đó chính là tiềm thức và ý thức. Ý thức sẽ được hình thành từ sự phản ánh hiện thực khách quan của bộ não, có bản chất và tính chủ thể. Còn tiềm thức là một điều bí ẩn vẫn chưa được khai phá và hiểu rõ.
Tiềm thức là gì?
Tiềm có nghĩa là những gì đang ẩn sâu bên trong và thức có nghĩa là ý thức của mỗi người. Vậy tiềm thức có thể hiểu đơn giản đó chính là không có bất kì sự chuẩn bị hay suy nghĩ gì trước khi đưa ra một lựa chọn hay quyết định cụ thể. Tiềm thức sẽ dựa trên các hành động và kinh nghiệm của mỗi người để đánh giá và đưa ra quyết định.
Trong thực tế, tiềm thức hoàn toàn không bị giới hạn trừ khi nó bị quyết định bởi chủ ý của mỗi người. Tất cả những hình ảnh, thói quen, tính cách, hành vi đều tồn tại và sinh sống bên trong tiềm thức. Hiểu theo một cách khác thì tiềm thức chính là một phần ẩn giấu bên trong tâm trí của con người mà không thể nhận biết một cách cụ thể và chính xác.
Tiềm thức được cho là được hình thành bởi các kí ức sâu kín bên trong tâm trí mà ngay cả ý thức cũng không thể nhận biết được. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể khai thác hết mọi khía cạnh về tiềm thức và vẫn đang trong quá trình nỗ lực tìm kiếm.
Trong kết quả của một cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, thông thường con người chỉ sử dụng 1 phần của bộ não bởi mỗi người đều phải chịu sự chi phối của tiềm thức. Đây chính là yếu tố luôn có sự ảnh hưởng và kiểm soát mọi hoạt động của chúng ta.
Chẳng hạn như khi mới bắt đầu tập ngồi thiền bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc điều chỉnh và kiểm soát hơi thở của bản thân, đồng thời cũng không nắm vững các động tác. Tuy nhiên, sau một thời gian khi chúng đã trở thành thói quen thì tiềm thức sẽ giúp bản quản lý tốt hơi thở của mình và ổn định tâm lý hiệu quả, giúp cho bạn có được cảm thấy thoải mái nhất khi ngồi thiền.
Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì tất cả mọi thứ của con người đều sẽ được quyết định từ trong tâm trí. Và tiềm thức được xem như bước sàng lọc đầu tiên giúp bạn có thể chọn lọc được các thông tin cần thiết và phù hợp trong từng thời điểm khác nhau để chuyển đến bộ não. Đây cũng được xem là một trong các minh chứng dễ thấy nhất đối với sức mạnh tiềm thức.
Chức năng của tiềm thức
Giới khoa học đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra một số kiểm chứng về chức năng của tiềm thức. Cụ thể như sau:
- Điều khiển cơ thể: Tiềm thức sẽ đảm nhiệm vai trò quản lý hầu hết các chức năng của cơ thể con người, chẳng hạn như nhịp tim, thở, hệ miễn dịch,….Thay vì truyền đạt cho tiềm thức hiểu rằng sức khỏe hoàn hảo là thế nào thì hãy học cách lắng nghe và đặt ra câu hỏi xem nó hiểu gì về sức khỏe hoàn hảo và cần làm gì để sở hữu được điều đó.
- Bảo tồn cơ thể: Một trong các chức năng chính và quan trọng nhất của tiềm thức đó chính là bảo vệ sự sống còn của cơ thể lý tính. Nó sẽ luôn cố gắng và nỗ lực để đấu tranh nhằm ngăn chặn và chống lại những yếu tố mà bản thân nó cho là mối nguy hiểm, đe dọa đến sự sống của con người.
- Lưu giữ và tổ chức trí nhớ hoặc kí ức: Trong kết quả của một vài nghiên cứu khoa học đã nhận thấy rằng tiềm thức chính là một trong các nhân tố có vai trò quyết định xem kí ức của bạn sẽ được đặt ở vị trí nào. Nó sẽ có xu hướng cất giấu các kí ức tồi tệ và gây tổn thương cho cá thể, đồng thời sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ và hồi tưởng về những kí ức tốt đẹp, hạnh phúc trong quá khứ.
- Giao tiếp thông qua hình thường và cảm xúc: Tiềm thức thường sẽ sử dụng cảm xúc để thể hiện và bộc lộ các chi tiết để nhằm mục đích cảnh báo cho bạn biết về những mối nguy hiểm, đe dọa có thể xảy đến. Vì thế, mỗi khi bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, bất an về một điều gì đó có thể đó chính là hệ quả của hoạt động tiềm thức đang điều khiển và chi phối cảm xúc, suy nghĩ của bạn chứ không hẳn là thực tế diễn ra như vậy.
- Không xử lý thể phụ định: Tiềm thức nắm giữ một chức năng quan trọng và có nhiều sự ảnh hưởng tích cực đối với con người đó chính là tiếp nhận các hình ảnh tốt hơn là từ ngữ. Do đó, để tiềm thức có thể tiếp nhận tốt một điều gì đó, hãy cố gắng thể hiện chúng qua các hình ảnh chân thực nhất.
- Tạo dựng các liên kết và hỗ trợ tốt cho quá trình học tập: Tiềm thức chính là một thể vô hình nhưng nó lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng và được xem là chủ chốt trong tâm trí của mỗi con người. Tiềm thức luôn luôn ở trạng thái cảnh giác và tìm mọi cách để rút được nhiều kinh nghiệm qua các trải nghiệm trọng cuộc sống. Nó sẽ giúp bạn cảnh báo bằng những trạng thái như căng thẳng, đổ nhiều mồ hôi khi bạn bắt đầu một thứ gì đó mới lạ. Đồng thời nếu bạn đã từng đạt được thành tích tốt trong một môn thể thao nào đó thì tiềm thức sẽ ghi nhớ rằng thể thao chính là thành công và bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng khi hoạt động thể chất.
Sức mạnh tiềm thức có thật sự tồn tại?
Ngày nay, vấn đề nghiên cứu về những sự ảnh hưởng của quá trình tương tác giữa những cấp độ suy nghĩ đến hành vi của mỗi con người vẫn còn là một trong các đề tài nhức nhối được nhiều nhà tâm lý học và khoa học thần kinh quan tâm. Xét về khía cạnh này, các nhà khoa học cần phải đáp ứng được yêu cầu lớn nhất đó chính là khám phá ra các chiều sâu khác nhau về mặt tâm trí.
Trong hầu hết các trường hợp thì việc phân tích những cấp độ xử lý thông tin có khả năng được tiến hành thông qua hình thức mô hình hóa. Trong một nghiên cứu gần đây đã chia sẻ về các tín hiệu tâm lý không có sự liên quan đến quá trình định hình học tập cũng như một số ảnh hưởng về mặt suy nghĩ có ý thức, vô thức và tiềm thức có khả năng được mô hình hóa dựa vào thời gian biểu hiện về mặt cảm xúc của gương mặt.
Khi tiến hành thí nghiệm này, người tham gia sẽ được hướng dẫn và cho xem một bộ ảnh với nhiều khuôn mặt khác nhau. Sau đó họ sẽ được yêu cầu để xác định về biểu cảm của từng khuôn mặt, họ phải cho biết rằng biểu cảm của khuôn mặt trong bức ảnh trước có tương tự như cảm xúc của bức ảnh phía sau hay không.
Kết quả sau cùng nhận thấy rằng hầu hết những người tham gia thí nghiệm đều có khả năng nhận thức đúng về sự khác biệt của những biểu cảm qua từng khuôn mặt trong các bức ảnh được xem qua tối thiểu 0,047 giây. Nếu thời gian hiển thị giảm xuống ở mức 0,027 – 0,033 giây thì tỉ lệ phản hồi độ chính xác sẽ giảm đi khoảng 50%. Đặc biệt khi thời lượng giảm chỉ còn 0,020 giây thì tất cả đều không còn khả năng phân biệt được những sự khác nhau trên từng khuôn mặt.
Kết quả của nghiên cứu này đã chứng minh cụ thể về sự khác biệt giữa các ảnh hưởng của ý thức và vô thức đối với suy nghĩ. Những người tham gia vào thí nghiệm chỉ có thể đưa ra đáp án chính xác nếu được quan sát hình ảnh trong thời gian đủ để đạt đến mức nhận thức có ý thức. Đặc biệt, khi thời gian được giảm xuống ở nấc đầu tiên thì hình ảnh không thể kích thích ở lời nói với cấp độ ý thức nhưng vẫn có khả năng ảnh hưởng để đo lường được đối với hành vi.
Có thể thể mức độ trả lời câu hỏi chính xác sẽ còn giảm đi một nửa. Điều này đồng nghĩa với việc những người tham gia vẫn có khả năng để đưa ra những đáp án đúng. Đây được xem là một trong các dấu hiệu rõ ràng biểu hiện cụ thể về sức mạnh của tiềm thức.
Bí mật về sức mạnh tiềm thức
Tiềm thức nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tâm trí của mỗi con người, đây chính là nơi lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Chức năng chủ yếu của nó đó chính là đảm bảo các phản hồi chính xác theo cách đã được lập trình và lên kế hoạch từ trước. Cụ thể hơn đó chính là nhờ vào sự góp mặt của tiềm thức mà hành động và lời nói của bạn sẽ luôn thống nhất với khuôn mẫu có cùng quan điểm về cá nhân.
Cũng chính vì thế mà việc lặp lại các khẳng định tích cực đóng vai trò cực kì quan trọng – mỗi cá nhân hoàn toàn có thể lập trình lại các khuôn mẫu của suy nghĩ bằng biện pháp tiến hành tư duy tích cực và định hướng thành công của bản thân. Đây chính là lý do chủ yếu giải thích cho việc vì sao các hoạt động truyền cảm hứng lại có công dụng lớn đối với quá trình thực hành suy nghĩ, tư duy tích cực.
Khi bạn tập trung vào các ý tưởng thăng hoa sẽ giúp cho tiềm thức hình thành một mô hình tích cực bên trong suy nghĩ và giúp bạn nhìn nhận cuộc sống theo chiều hướng lạc quan, tốt đẹp hơn. Đặc trưng nổi bậc nhất của sức mạnh tiềm thức đó chính là tính chủ quan cao. Nó không suy nghĩ một cách đơn lẻ, độc lập mà chỉ tuân theo các mệnh lệnh đã có từ trong tâm trí có ý thức của con người.
Nếu xem tâm trí có ý thức giống như một người gieo hạt thì tâm trí tiềm thức chính là khu vườn để những hạt giống được đâm chồi, nảy nở và phát triển. Vì thế, việc khai thác sức mạnh tiềm ẩn của suy nghĩ tích cực có ý nghĩa rất lớn đối với nền tảng của tư duy.
Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì tiềm thức của con người luôn hoạt động cả ngày lẫn đêm với mục đích làm sao cho hành vi của bạn có thể theo đúng với khuôn mẫu phù hợp với kì vọng, suy nghĩ và mong muốn. Tùy thuộc vào việc bạn gieo hạt giống thế nào trong suy nghĩ mà tiềm thức sẽ trả lại cho bạn những loại hoa quả thơm ngon hoặc những loài cỏ dại tương thích.
Sức mạnh tiềm thức hoạt động thế nào?
Nếu nói về tiềm thức, nhiều người thường biết đến một khái niệm mang tên là xung cân bằng nội môi – homeostatic impulse. Nó đảm nhiệm vai trò điều chỉnh các chức năng của cơ thể như hơi thở, nhịp tim, nhiệt độ. Vấn đề này cũng đã được Brian Tracy giải thích cụ thể “Thông qua hệ thống thần kinh tự chủ, xung động nội môi duy trì trạng thái cân bằng giữa hàng trăm chất hóa học trong hàng tỷ tế bào của bạn – nhờ đó, toàn bộ “bộ máy thể lý” luôn hoạt động hài hòa hoàn toàn trong phần lớn thời gian”.
Tiềm thức nắm giữ vai trò đảm bảo sự cân bằng nội môi về mặt tinh thần. Nó hoạt động bằng cách giữ cho bạn hành động và suy nghĩ theo chiều hướng phù hợp với những gì bạn đã từng nói và làm trong quá khứ. Hầu hết các thói quen, suy nghĩ và hành vi của bạn đều sẽ được lưu giữ kỹ lưỡng bên trong tiềm thức.
Tiềm thức sẽ nắm giữ vai trò ghi nhớ tất cả những vùng an toàn của bạn và luôn đảm bảo, điều chỉnh các hành động của bạn đúng theo khu vực đó. Đây cũng chính là một trong các lý do vì sao bạn cần duy trì thói quen thường xuyên viết ra các mục tiêu thông minh. Sau khi đã cố gắng và nỗ lực để tập trung vào những mục tiêu cực mình thì nó sẽ dần trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu trong vùng an toàn của bạn.
Mỗi khi bạn bắt đầu thử một điều gì đó mới mẻ hoặc thay đổi thói quen của mình thì bạn sẽ dễ đối mặt với cảm giác không thoải mái, thậm chí là căng thẳng, hồi hộp. Điều này chủ yếu là do tiềm thức gây nên, bạn có thể gặp phải nhiều dấu hiệu về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Cảm thấy sợ hãi, lo lắng, stress chính là các triệu chứng cho thấy rằng tiềm thức của bạn đang hoạt động.
Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân chủ yếu khiến cho bạn gặp phải nhiều khó khăn trong việc thay đổi các thói quen cũ. Tuy vậy, thông qua quá trình học cách kiểm soát và điều chỉnh có chủ đích với những khuôn mẫu phù hợp thì bạn hoàn toàn có khả năng tạo ra các vùng an toàn khác mà tiềm thức sẽ thích nghi theo đó.
Cách thức vận dụng sức mạnh tiềm thức
Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy vai trò của tiềm thức mỗi khi bạn muốn thử sức với những điều mới mẻ bởi chúng sẽ luôn cố gắng để níu giữ bạn trở lại vùng an toàn. Chỉ cần bạn bắt đầu suy nghĩ về điều đó cũng khiến bạn cảm thấy lo lắng, bất an và căng thẳng. Điều này cũng chính là lời giải thích cụ thể cho những trở ngại, khó khăn khi bạn lần đầu áp dụng một chiến lược quản lý thời gian cho bản thân. Tuy vậy, khi chúng đã trở thành thói quen thì tiềm thức sẽ được lập trình lại theo chiều hướng tích cực và có lợi cho bạn.
Trong thực tế, những người thành đạt luôn cố gắng và sẵn sàng vượt khỏi vùng an toàn của mình để thử sức với những điều mới mẻ, thú vị. Họ hiểu rằng việc cứ mãi lẩn quẩn trong vòng an toàn không thể giúp họ phát triển mà còn tạo một thói quen theo một lối mòn cố định và khiến họ càng bị thụt lùi về sau. Vì thế hãy sẵn sàng đối mặt với cảm giác không thoải mái, căng thẳng khi bắt đầu một việc mới, bởi vì chỉ có thể bạn mới hình thành nên một vùng an toàn mới và cải thiện cấp độ năng lực của bản thân.
Tuy nhiên, để có thể mở rộng và nâng cao phạm vi an toàn của bản thân thì tốt nhất bạn nên học hỏi và tìm hiểu kỹ về thói quen của những người đã thành công. Đây được xem là hình mẫu suy nghĩ lý tưởng giúp bạn có thể tiết kiệm được thời gian lên kế hoạch và rút ngắn được quá trình trải nghiệm của chính mình. Việc giải phóng sức mạnh của các hành vi này sẽ giúp bạn dễ dàng đến gần hơn với vòng an toàn mở rộng giống với những người thành công.
Việc có thể nắm rõ được các bí quyết lập trình lại tiềm thức sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực và niềm tin vào bản thân. Nhờ đó mà bạn không còn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và căng thẳng trước những điều mới lạ. Đặc biệt hơn, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng theo đuổi được đam mê, mong muốn và các mục tiêu đặt ra trong cuộc sống.
Hơn nữa, sức mạnh tiềm thức còn được các Chuyên gia của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam ứng dụng trong quy trình trị liệu tâm lý, giúp khách hàng thoát ra khỏi tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ, hay bất kỳ một tình trạng tâm lý bất ổn nào khác, giúp cho thân chủ hồi phục sức khỏe tâm trí và có cuộc sống hạnh phúc, thành công hơn.
Phương pháp giúp bạn làm chủ được sức mạnh tiềm thức
Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì não bộ nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc điều khiển các phương diện thể chất và cả tinh thần. Tâm trí của bạn sẽ hoạt động liên tục mà nó sẽ tiến hành phân loại các thông tin để mang đến cho bạn dữ liệu, giúp kích thích tốt sự chú ý nhằm mục đích khẳng định niềm tin của hiện tại – quá trình này còn được gọi tên trong tâm lý học là thiên kiến xác nhận.
Ngoài ra, tâm trí cũng có chức năng thể hiện được những suy nghĩ, xung đột trên cơ sở mô phỏng và phản chiếu lại những lời nói, hành động mà bạn đã thực hiện trong quá khứ. Tiềm thức thường được ví như một “người gác cổng” đối với vùng an toàn bên trong tâm trí.
Nếu có thể kiểm soát tốt sức mạnh tiềm thức bạn sẽ dễ dàng hình thành nên những thói quen mới, tích cực hơn cho bản thân. Nhờ đó mà bạn có thể đạt đến những thành công mới, cảm thấy viên mãn, hạnh phúc và biết cách hàn gắn, chữa lành các vết thương trong quá khứ.
Để có thể rèn luyện tâm trí và biến tiềm thức trở thành một “đồng minh” đắc lực thì bạn hãy thử áp dụng các cách sau đây:
1. Đón nhận những sự thay đổi sẽ đến
Bước đầu tiên mà bạn cần phải làm để có thể biến đổi cuộc đời và tạo dựng thành công mới đó chính là xem xét, đánh giá liệu rằng điều bạn đang mong muốn có khả thi hay không, nó có trong khả năng của bạn hay không. Trong thực tế, bạn không thể nào nhanh chóng thay đổi sự nghi ngờ của bản thân thành trạng thái tin tưởng tuyệt đối.
Vì thế, các hiệu quả và đơn giản nhất đó chính là hãy luôn giữ cho mình một tâm trí rộng mở để có thể nhìn thấy và đón nhận những gì sắp xảy ra. Chẳng hạn như bạn có thể gửi tin nhắn đề xuất cho đối tác hoặc khách hàng của bạn.
Có thể hàng chục tin nhắn được gửi đi và không có sự phản hồi nhưng đến một thời điểm nào đó cũng sẽ có ai đó trả lời bạn. Do đó, điều đáng quan tâm đó chính là bạn phải thực sự sẵn sàng để đánh giá xem những hành động, mục tiêu của bản thân có khả năng để thay đổi cuộc sống của bạn không.
2. Đừng bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ của người khác
Một điều ít ai biết được đó chính là phản ứng của mọi người xung quanh đối với những việc làm hoặc thành công của bạn phản ánh chân thực về cuộc sống mà họ đang trải qua. Ví dụ như nếu bạn thông báo rằng mình chuẩn bị kết hôn thì những ai có cuộc sống hôn nhân êm ấm, hạnh phúc sẽ tỏ vẻ vui mừng và chúc phúc cho bạn. Ngược lại, những người đã từng đổ vỡ trong hôn nhân hoặc đang cảm thấy bế tắc về cuộc sống gia đình không như mong đợi sẽ có xu hướng cảnh báo với bạn những điều tiêu cực.
Cũng chính vì những điều này mà bạn dễ hình thành các cảm giác lo sợ, căng thẳng. Nhiều người còn luôn bị ám ảnh bởi những lời chia sẻ tiêu cực từ những người đã có kinh nghiệm. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng nỗi sợ hãi của người khác hoàn toàn không liên quan và ảnh hưởng gì đến tiềm năng thực sự của bạn.
3. Tạo cơ hội để suy nghĩ tích cực
Hãy luôn tìm kiếm và đảm bảo rằng những điều mà bạn nhìn thấy, trải nghiệm, tiếp xúc hàng ngày sẽ mang đến cho bạn những cảm xúc vui vẻ, hài lòng và tích cực. Hãy luôn tìm mọi cách để bản thân được truyền nguồn năng lượng tốt để giúp cho các hoạt động trong ngày được thuận lợi và đi đúng theo những điều mà bạn mong muốn.
Hãy thử dán một tờ giấy ghi chú và truyền tải những thông điệp truyền cảm hứng cho bản thân ngay tại bàn học hoặc bàn làm việc hàng ngày. Đồng thời, hãy hạn chế hoặc nếu có thể hãy chấm dứt mối quan hệ độc hại khiến bạn cảm thấy tồi tệ và mệt mỏi. Bên cạnh đó hãy gia tăng và mở rộng giao tiếp với những người có tư duy tích cực, mang đến cho bạn những sự thoải mái và liên tục tạo động lực, ý tưởng cho bạn.
4. Tạo không gian tầm nhìn
Nếu ngay cả bản thân bạn cũng không thể xác định được những điều mà mình mong muốn, không vạch ra rõ các đích đến của mình thì chắc hẳn bạn không thể nào biết được con đường đúng đắn mà mình cần phải đi. Do đó, việc hình dung và biết rõ về những dự định, mục tiêu trong cuộc sống chính là yếu tố cốt lõi và cần thiết để bạn thực hiện hóa điều đó.
Khi bạn đã có được ý niệm cụ thể và rõ ràng trong tâm trí về những dự định, mong muốn của bản thân thì đó chính là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu. Ngược lại, nếu vẫn cảm thấy mơ hồ, không thể xác định được rõ ràng đích đến hoặc có nhiều ý định khác nhau thì bạn sẽ không thể nào thực hiện được ước mơ của mình, thậm chí là liên tục phạm phải thất bại.
5. Đặt ra kế hoạch tổng thể cho cuộc đời
Việc có thể đặt ra mục tiêu 5 năm, 10 năm quả thực là một điều tốt. Tuy nhiên, trong thời gian dài đôi lúc sẽ có rất nhiều sự thay đổi và bạn có thể không điều chỉnh được chúng theo ý muốn của bản thân. Đồng thời, bạn cũng có khả năng bắt gặp nhiều cơ hội tốt hơn các dự định đã đặt ra hoặc bạn bắt đầu thay đổi định hướng của bản thân.
Cuộc sống chắc chắn sẽ không diễn ra như những gì mà bạn mong muốn, chính vì vậy hãy học cách chấp nhận. Bên cạnh đó hãy học cách hình dung về những kế hoạch tổng thể và bao quát hơn. Xác định được mục đích và giá trị cốt lõi của bản thân.
Hãy thử tự đặt ra câu hỏi cho chính mình: Khi còn sống bạn muốn đạt được mục tiêu gì? Bạn muốn cống hiến gì cho cuộc đời? Bạn có muốn để lại di sản gì? Khi đã hình dung được cụ thể về bức tranh bao quát của cuộc đời thì bạn hoàn toàn có khả năng đưa ra những quyết định lâu dài và phù hợp với giá trị thật của bản thân.
6. Tìm kiếm người cùng chí hướng
Hãy dành nhiều thời gian cho người có cùng ước mơ, đam mê và có thể hỗ trợ, chia sẻ với bạn. Trong thực tế, nếu bạn thường xuyên tiếp xúc và giao lưu với những người không cảm thấy hài lòng về cuộc sống của họ thì bạn hoàn toàn không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào để phát triển và thành công hơn.
Do đó, hãy luôn ghi nhớ rằng bạn hữu chính là tấm gương phản ánh sinh động và chân thực nhất con người hiện tại và tương lai của bạn. Vì thế, bạn cần phải biết cách lựa chọn những người cùng chung quan điểm, chí hướng và mục tiêu. Điều này thực sự rất quan trọng đối với việc kiểm soát sức mạnh tiềm thức và giúp bạn dễ dàng thành công, đạt đến ước mơ.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về các ý nghĩa và tầm quan trọng của sức mạnh tiềm thức đối với cuộc sống của mỗi người. Hy vọng bạn sẽ biết cách làm chủ tiềm thức của mình để có được một cuộc sống hạnh phúc, dễ dàng đạt được những điều mà mình mong muốn.
Tham khảo thêm:
- 9 Cách giúp bạn xóa bỏ, quên đi những ký ức tồi tệ
- Tổn Thương Do Thiếu Hụt Cảm Xúc Thời Thơ Ấu Và Cách Chữa Lành
- Rèn Luyện Kỹ Năng ứng Phó Với Căng Thẳng Và Kiểm Soát Cảm Xúc